Bất động sản trong tuần: Đón đầu cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

07:44 22/02/2025
Đón đầu cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản; Giá chung cư chững lại; 4 lý do khiến nhà đầu tư bất động sản dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong tuần.
Bất động sản trong tuần: Đón đầu cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản
.

Đón đầu cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản 

Theo các chuyên gia, chu kỳ mới mở ra, thị trường BĐS nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng đang chứng kiến không ít cơ hội để phục hồi nhanh hơn và phát triển bền vững.   

Chia sẻ tại Diễn đàn BĐS Mùa Xuân thường niên lần thứ V và Lễ Vinh danh thương hiệu BĐS dẫn đầu năm 2024 - 2025 do Tạp chí điện tử BĐS Việt Nam (Reatimes), Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức, TS Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, các nút thắt của thể chế đang từng bước được tháo gỡ một cách đồng bộ, tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.  

Đây là những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp BĐS phục hồi và có những bước tăng trưởng mới. Tuy nhiên, vẫn cần sự nỗ lực và quyết tâm lớn của các doanh nghiệp, song hành với việc thực thi các giải pháp về gỡ vướng thủ tục và tiến độ dự án, khơi thông nguồn cung cho thị trường từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.  

(Xem chi tiết tại đây). 

Giá chung cư chững lại 

Một tín hiệu vui cho người mua nhà là sau Tết, giá rao bán chung cư tại Hà Nội và TP.HCM có dấu hiệu chững lại. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình chung cư Hà Nội và TP.HCM nửa đầu tháng 02/2025 lần lượt là 62 và 57 triệu đồng/m².

Trong khi đó, giá trung bình chung cư trong tháng 01/2025 là 63 triệu đồng/m² (Hà Nội) và 60 triệu đồng/m² tại TP.HCM. Như vậy, giá rao bán căn hộ tại 2 đô thị này đang có sự điều chỉnh giảm nhẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là dao động trong thời gian ngắn, để nắm được xu hướng giá cần thêm thời gian theo dõi.

Mặc dù thị trường BĐS sau Tết đang chuyển biến tích cực khi lượng tìm kiếm BĐS, lượng tin đăng bán, cho thuê đều tăng và giá đã chững lại, nhưng để thanh khoản tốt hơn, vẫn cần nhiều cú hích. 

(Xem chi tiết tại đây). 

4 lý do khiến nhà đầu tư bất động sản dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm 

Thay vì tập trung vào lướt sóng ngắn hạn, nhiều nhà đầu tư BĐS đang lựa chọn chiến lược dịch chuyển dòng tiền về nơi giá đất còn mềm và tiềm năng tăng trưởng cao. Đồng thời, tích lũy quỹ đất ở vùng ven, đón đầu sự phát triển trong tương lai khi hạ tầng được hoàn thiện.

Xu hướng này không chỉ phản ánh nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản (BĐS) mà còn chịu tác động của các yếu tố khách quan như chính sách quy hoạch, hạ tầng giao thông và sự thay đổi trong nhu cầu của người mua.

Đầu tiên, giá BĐS trung tâm tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM ngày càng cao, đạt đến mức kỷ lục, làm việc đầu tư trở nên khó khăn hơn khi chi phí vốn tăng cao trong khi biên lợi nhuận giảm dần hoặc khó đảm bảo khi các dự án khu vực trung tâm thường gặp các vấn đề về pháp lý, thời gian triển khai kéo dài. 

(Xem chi tiết tại đây). 

Triển khai thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản kịp thời, hiệu quả 

Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh BĐS năm 2023 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Mục đích của Kế hoạch nhằm tổ chức triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh BĐS năm 2023 bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, xác định các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật.

Đồng thời, nâng cao nhận thức về Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh BĐS năm 2023 và trách nhiệm Thủ trưởng, cán bộ công chức, viên chức các đơn vị trong Bộ trong việc triển khai thi hành pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh BĐS.

(Xem chi tiết tại đây). 

Doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh M&A: Vẫn tiềm ẩn rủi ro 

Thời gian gần đây, hoạt động M&A ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành nghề, xét trên bình diện quốc gia thì Việt Nam đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á về số lượng và tốc độ tăng trưởng vốn M&A trong năm 2024, tăng 45,9% so với năm 2023 (xếp sau Indonesia – 63,7%). BĐS là ngành đứng đầu khi chiếm tới 53% tổng lượng vốn M&A trong năm này, vượt xa một số ngành: công nghiệp (21%), tiêu dùng thiết yếu (14%), y tế (3%), tài chính (2%)...

Căn cứ theo các báo cáo kinh doanh trong năm 2024 của các DN BĐS đã thực hiện niêm yết, thì doanh thu đã có sự tăng trưởng tích cực, nhưng phần lớn doanh thu này đều đến từ hoạt động chuyển nhượng dự án. Trong khi các DN lớn tìm đến nguồn vốn chuyển nhượng dự án để thực hiện tái cấu trúc, thì những DN nhỏ buộc phải bán đi tài sản của mình để duy trì hoạt động và thanh toán các khoản nợ.

(Xem chi tiết tại đây).

Bình luận