Nhiều địa phương đang tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội
Ngày 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Văn phòng Chính phủ... về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án NƠXH, nhà ở công nhân.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, về đối tượng của gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, hiện nay có khoảng 100 dự án NƠXH, nhà ở công nhân tại 36 địa phương đã được cấp phép xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng với tổng số 85.662 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 70 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, có 4 địa phương với 7 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư với nhu cầu vốn vay khoảng 4,13 nghìn tỷ đồng.
Mặt bằng bán lẻ đến lúc “thay áo mới”
Theo giới chuyên gia, các mô hình trung tâm thương mại mới không chỉ yêu cầu nhiều hơn về diện tích, dịch vụ đa dạng..., mà còn phải có quy hoạch tích hợp được kênh thương mại điện tử. Tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam hiện đạt gần 30%/năm - cao nhất khu vực Đông Nam Á, buộc các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống phải thích ứng nếu không muốn bị đào thải.
Bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao khối Nghiên cứu và tư vấn, JLL Việt Nam cho rằng, trung tâm thương mại không chỉ là nơi tập trung các gian hàng vật lý, mà còn phải là nơi phát triển thương mại điện tử trở thành một kênh bán hàng, một cánh tay nối dài cho dự án.
“Khách hàng đến trung tâm thương mại mua sản phẩm, nhưng đơn hàng phải được giao về tận nhà, hoặc khách hàng đã chốt đơn online nhưng làm sao phải liên kết được với trải nghiệm hiện có trong trung tâm thương mại”, bà Trang Lê phân tích.
Kiến nghị xử lý các tồn tại của dự án tổ hợp khách sạn Mường Thanh Quảng Nam
Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa có Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng khu đất cho Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh (Tập đoàn Mường Thanh) thuê đất để thực hiện dự án Khu tổ hợp khách sạn, thương mại, dịch vụ Mường Thanh Quảng Nam tại phường An Xuân, TP Tam Kỳ.
Thông báo Kết luận thanh tra do ông Nguyễn Đức Tiến, Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Nam ký nêu rõ, quá trình đầu tư xây dựng dự án vẫn còn những tồn tại. Cụ thể, việc cho Tập đoàn Mường Thanh thuê đất đã được giải phóng mặt bằng (GPMB) không qua đấu giá để thực hiện dự án là không đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và Luật Đất đai.
Lâm Đồng có chỉ đạo mới về việc tách, hợp thửa đất trên địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, Sở GTVT căn cứ quy định của pháp luật hiện hành để hướng dẫn UBND các huyện, thành phố (trong tháng 3/2023) hướng xử lý vi phạm trong hiến đất làm đường giao thông, tách thửa, kinh doanh BĐS trái quy định trên địa bàn.
Kiểm tra, rà soát các trường hợp hộ gia đình, cá nhân hiến đất, làm đường giao thông và tách thửa trên địa bàn. Từ đó đánh giá, xác định các trường hợp nào thuộc trường hợp hình thành các khu, điểm dân cư mới, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Đồng thời, rà soát báo cáo, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh cho phù hợp. Mặt khác, tiếp tục giải quyết các trường hợp hiến đất làm đường đối với các trường hợp đường giao thông dự kiến phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch chung nông thôn mới đã được phê duyệt.
Đơn giản hóa các thủ tục lựa chọn chủ đầu tư NƠXH, nhà ở công nhân
Đại diện của Tổng Liên đoàn cho biết, nếu được Quốc hội thông qua nội dung Tổng Liên đoàn trực tiếp tham gia đầu tư dự án nhà ở tại khu thiết chế công đoàn để cho công nhân thuê như dự thảo tại Luật nhà ở thì Tổng Liên đoàn sẽ chủ động trong việc đầu tư và dự kiến đến năm 2030 sẽ xây dựng ít nhất tại 07 địa phương như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Trong thời gian tới, để Đề án hoàn thành các mục tiêu, tiến độ, Tổng Liên đoàn kiến nghị một số giải pháp triển khai các thiết chế công đoàn.