111 West 57th Street, New York
Đây là một công trình rất thú vị vì nó vượt qua các giới hạn của kỹ thuật xây dựng nhà chọc trời, trở thành tòa nhà chọc trời mảnh mai nhất thế giới. Hầu hết các kỹ sư kết cấu coi một tòa nhà mảnh mai nếu nó cao ít nhất bảy lần so với chiều rộng, với cái gọi là tỷ lệ mảnh mai là 1: 7. Tòa nhà này có tỷ lệ độ mảnh mai cực cao là 1:24 với chiều cao 435m.
Hanking Center, Thâm Quyến
Là một tòa nhà chọc trời siêu cao 359m, Hanking Center ở Thâm Quyến, Trung Quốc, có phần lõi cấu trúc tách rời.
Được mô tả là một "tòa nhà chọc trời không đối xứng", tòa nhà siêu cao ở khu công nghệ cao Nanshan ở Thâm Quyến, công trình tự như hai tòa tháp độc lập.
St. Regis Chicago, Hoa Kỳ
St. Regis Chicago, tòa nhà cao nhất thế giới do một nữ KTS thiết kế, mang đến chất lượngj tiền măt hấp dẫn và hình dạng mang tính biểu tượng cho một tòa nhà chọc trời.
Với chiều cao 348m, dự án bao gồm ba tòa tháp lồng vào nhau, mỗi tòa tháp được thiết kế và xây dựng như thể được xếp chồng lên nhau, tạo nên các bề mặt nhấp nhô. Sáu lớp phủ thủy tinh khác nhau làm sống động lên mặt tiền màu aquamarine.
Raffles City, Trùng Khánh
Mashe Safdie đã đi tiên phong trong việc sử dụng cầu kết nối các tòa nhà dài, được xây dựng trong các tòa tháp siêu cao. Công trình với chiều cao 300 m, cùng với cây cầu vượt kết nối kết nối các tòa tháp với nhau
Bên trong cây câu có công viên ngoài trời, bể bơi, quán bar, nhà hàng và sảnh khách sạn. Dự án bao gồm tám tòa tháp văn phòng, căn hộ và khách sạn, cũng như trung tâm mua sắm năm tầng ở chân đế.
Trung tâm Công nghệ Comcast, Philadelphia
Tòa nhà chọc trời của Trung tâm Công nghệ Comcast của Foster + Partners ở Philadelphia với chiều cao 341m, chứa các không gian làm việc "theo phong cách Thung lũng Silicon" trên đỉnh là khách sạn Four Seasons 12 tầng.
MahaNakhon, Bangkok
Tòa tháp MahaNakhon 77 tầng khánh thành vào năm 2015, trở thành tòa nhà cao nhất ở thủ đô Thái Lan với 314 m. Khi dự án gần hoàn thành vào năm ngoái, một loạt hình ảnh được đăng trên Instagram cho thấy hình thức bên ngoài mang đậm nét điêu khắc của nó.
The Shard, London
The Shard được chính thức khánh thành vào tháng 7 năm 2012, với chiều cáo 309 m, 72 tầng. Tòa nhà có phong cách thiết kế rất ấn tượng, như thể một kim tự tháp.
Burj Khalifa, Dubai
Công trình còn có tên gọi cũ là Burj Dubai trước khi khánh thành, là một nhà chọc trời ở khu vực "Trung tâm Mới" của thành phố Dubai. Với tổng chiều cao lên tới 829,8 m. Đây là công trình nhân tạo cao nhất thế giới từng được xây dựng.