Vậy, làm sao để chủ động đón làn sóng FDI lần thứ 4 này?
Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Cùng với đó, các cân đối lớn như thu - chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công được bảo đảm, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, Việt Nam trở thành điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Nhìn vào bức tranh các tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đã có một số điểm sáng tích cực. Điển hình nhưệ đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, vốn FDI thực hiện cao nhất cùng kỳ 5 năm qua.
Cùng với đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) 2 tháng liên tiếp tăng trên 50% trong khi giảm liên tục dưới 50% vào cuối năm 2023. Cụ thể, PMI tháng 1 đạt 50,3 điểm, tháng 2 đạt 50,4 điểm. Con số này thể hiện ngành sản xuất bắt đầu cải thiện rõ rệt.
Một điểm đáng chú ý là sự sẵn sàng đón dòng vốn FDI mới từ các DN Việt Nam. Năm 2024 là thời điểm với cơ hội hiếm có với các nhà đầu tư để tham gia vào các chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Chính vì vậy, với chiến lược được chuẩn bị kỹ càng, các DN Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội từ dòng vốn FDI mới để tăng nội lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của DN. Theo các chuyên gia, không thể cưỡng lại cũng không thể cản trở các xu hướng thế giới cũng như xu hướng đầu tư thế giới. Vì vậy, Việt Nam phải biết chủ động hợp tác để thu hút đầu tư theo hướng chúng ta muốn đón nhận.
Thực tế, xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất thông minh toàn cầu đang là một xu thế. Lựa chọn các dự án FDI chất lượng cao là rất cần thiết để Việt Nam tiếp cận được công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ và nhu cầu của Việt Nam.
Trước đây, có giai đoạn, Việt Nam bị động đón nhận dòng vốn FDI, chú trọng về số lượng. Tuy nhiên, đến nay, cần chủ động đón nhận và lựa chọn một cách có chọn lọc để các bên cùng có lợi và đem lại hiệu quả cao nhất cho Việt Nam trong thu hút FDI giai đoạn tới.
Theo đó, vai trò của khu công nghiệp hiện nay rất quan trọng trong việc “lót ổ” đón dòng vốn ngoại. Đó là xây dựng khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp chuyên biệt/chuyên sâu… là rất cần thiết trong giai đoạn tới.
Chỉ khi chủ động đón nhận thì chúng ta mới giữ được chất lượng, giữ được định hướng, giữ được hợp tác quốc tế với tất cả các nước trong khu vực. Những sự hợp tác, liên kết này sẽ mang lại lợi ích, bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên tham gia. Không có ai thua mà theo nguyên tắc cùng thắng win-win.
Để mang lại lợi ích tốt nhất cho Việt Nam và tất cả các đối tác quốc tế trong các mối quan hệ đối tác đang phát triển này, các DN sẽ yêu cầu nhiều giải pháp tài chính khác nhau cho phép mọi người ở đây trở nên thực sự cạnh tranh trên thế giới. DN cũng sẽ yêu cầu sản xuất được xây dựng có mục đích và chuyên dụng sẽ là trọng tâm của tất cả các khu công nghiệp hiện tại và tương lai ở Việt Nam để tăng cường quy trình sản xuất cần thiết, dẫn đầu và cạnh tranh toàn cầu.
Hiện, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc hướng đến các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối với các DN trong nước. Trong đó, lĩnh vực sản xuất điện tử, chip bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và đang được lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành rất quan tâm.
Chính phủ đã giao các bộ, ngành, trong đó có Bộ KH&ĐT triển khai nhiều công việc, thể hiện sự sẵn sàng và mong muốn đón nhận làn sóng đầu tư mới trong ngành này tại Việt Nam.
Nguồn: kinhtedothi.vn