cát biển
Khẩn trương rà soát quy chuẩn cát biển phục vụ hoạt động xây dựng, san lấp
Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, GTVT, KH&CN khẩn trương rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình xử lý cát biển phục vụ hoạt động xây dựng, san lấp.
Rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn cát biển phục vụ xây dựng, san lấp
Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn xử lý cát biển phục vụ hoạt động xây dựng, san lấp.
Đủ điều kiện sử dụng cát biển đắp nền tại một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Để khắc phục tình trạng khan hiếm cát phục vụ các công trình trọng điểm, nhất là các dự án đường cao tốc ở vùng ĐBSCL, thuộc dự án thành phần trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT cho biết, các bộ chuyên ngành đã ban hành đầy đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, đủ điều kiện để sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ vì thiếu cát đắp nền đường
Ngoài nguyên nhân do thủ tục cấp mỏ vật liệu xây dựng chậm, công suất khai thác mỏ cát chưa đáp ứng, một số nhà thầu triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam thi công chưa đáp ứng yêu cầu.
Trà Vinh: Thực hiện thí điểm dùng tro xỉ làm vật liệu thay thế cát trong san lấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao tỉnh Trà Vinh thực hiện thí điểm dùng tro xỉ làm vật liệu thay thế cát dùng trong san lấp, có sự tham gia của Bộ KH&CN, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng để đánh giá toàn bộ các tiêu chí theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Cách nào bảo đảm sử dụng cát biển san lấp làm cao tốc không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường?
Bài viết đóng góp cơ sở cho sự chỉ đạo thống nhất trong sử dụng cát biển để san lấp làm cao tốc ở ĐBSCL và nêu lên những cảnh giới về những giải pháp thiếu cơ sở mà khi đã sa vào mới thấy sai, phải trả giá đắt để tháo lui…
Giải bài toán thiếu cát san lấp đường cao tốc: Tiếp tục thí điểm dùng cát biển làm vật liệu
Việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền được cho là giải pháp khả thi và hiệu quả nhất trong bối cảnh hàng loạt các dự án đường cao tốc đang phải thi công cầm chừng vì thiếu cát. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về cơ sở pháp lý, chất lượng, tác động của việc sử dụng cát biển.
Giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ cần khoảng 63 triệu m3 cát để triển khai thi công 16 dự án trọng điểm. Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền cho các dự án là khoảng 70 triệu m3.
Bổ sung nguồn vật liệu nạo vét phục vụ san lấp các dự án trọng điểm
Các địa phương khẩn trương chuẩn bị phương án, thủ tục liên quan để có thể thực hiện và giám sát hoạt động nạo vét luồng lạch, bảo đảm giao thông thuỷ an toàn, đồng thời bổ sung nguồn vật liệu nạo vét này phục vụ san lấp.
Dự kiến khai thác các mỏ cát biển tại Sóc Trăng vào đầu tháng 5
BQLDA Mỹ Thuận kiến nghị UBND tỉnh Sóc Trăng triển khai song song các thủ tục cấp mỏ cát biển cho nhà thầu sau khi có văn bản ủy quyền từ Bộ TN&MT để có thể đi vào khai thác đầu tháng 5/2024 nhằm tận dụng tối đa thời tiết thuận lợi.
Giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu san lấp đường vành đai 3 TP.HCM
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ TN&MT thành lập ngay Tổ công tác liên ngành để hỗ trợ giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu san lấp cho Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và các dự án đường cao tốc khu vực ĐBSCL.
Khẩn trương hướng dẫn phương pháp xác định giá vật liệu tại mỏ
Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các định mức đã được ban hành nhưng chưa phù hợp hoặc còn thiếu; hướng dẫn các Bộ, địa phương ban hành định mức chuyên ngành đặc thù.
Đề xuất mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm đường giao thông tại các địa phương
Trên cơ sở kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường trên đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc dự án đường cao tốc Hậu Giang-Cà Mau, Bộ GTVT đề nghị các địa phương căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế tổ chức triển khai thí điểm mở rộng để sử dụng cho dự án xây dựng công trình giao thông...