Đề xuất tăng 150% mức phí BVMT tối thiểu đối với khoáng sản làm VLXD thông thường

14:31 26/04/2022
Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ tăng 150% mức phí BVMT tối thiểu và mức phí BVMT tối đa đối với khai thác sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 164/20116/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Theo đề xuất trong Dự thảo của Bộ Tài chính, mức phí tối thiểu và mức phí tối đa được điều chỉnh như sau:

Bộ Tài chính lý giải về nội dung đề xuất nhằm hạn chế khai thác manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế khoáng sản làm VLXD thông thường; bảo đảm cho địa phương linh hoạt trong điều chỉnh mức thu phí, hạn chế ảnh hưởng đến giá VLXD trong bối cảnh dịch Covid-19, ảnh hưởng đến thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng.

Góp ý cho dự thảo Nghị định, các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Đồng Nai, An Giang, Yên Bái đề nghị giảm phí đối với khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường; Bộ Công an và tỉnh Thái Nguyên đề nghị tăng phí BVMT đối với khai thác cát vàng cho phù hợp với giá trị kinh tế của cát vàng trên thực tế; khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế cát. Tăng mức phí BVMT đối với đá nung vôi, sản xuất xi măng và làm khoáng chất công nghiệp thành 3.000 - 5.000 đồng/m3.

Bộ Tài chính cho biết, mức phí khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản: Khoáng sản làm VLXD thông thường gồm các loại cát (trừ cát trắng); cuội, sỏi, sạn; đất sét làm gạch, ngói; các loại đá làm VLXD thông thường. Bên cạnh đó, việc khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường gây sạt lở bờ sông, ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi. Bộ Chính trị, Chính phủ, TTgCP đã có nhiều chỉ đạo tăng cường quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông; điều chỉnh tăng mức phí BVMT đối với khai thác cát lòng sông. Trong đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quy định: Hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả…

Tại dự thảo Nghị định đã tăng mức phí BVMT đối với khai thác cát vàng so với Nghị định số 164/20116/NĐ-CP (từ 3.000-5.000 đồng/m3 thành từ 2.000-10.000 đồng/m3). Mức phí BVMT xác định căn cứ vào mức độ gây ô nhiễm môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản. Đề nghị của Bộ Công an tăng mức phí BVMT để “phù hợp với giá trị kinh tế của cát vàng” là không phù hợp.

Đối với đá nung vôi, sản xuất xi măng và làm khoáng chất công nghiệp, dự thảo Nghị định chỉ tăng mức phí BVMT đối với khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường để thực hiện chỉ đạo của các cấp, khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế. Đá nung vôi, sản xuất xi măng, làm khoáng chất công nghiệp không phải là VLXD thông thường, không thuộc phạm vi điều chỉnh tăng mức phí.

Hiện phí BVMT đối với khai thác sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm VLXD thông thường còn thấp, chưa khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế. Mức phí tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP kế thừa từ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP.

Từ năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 40%, lương cơ bản tăng khoảng 80%. Từ năm 2016 đến nay, giá tối đa tính thuế tài nguyên đối với cát đen tăng 100%.

Bình luận