Với ý tưởng rằng những món đồ nội thất Updatables có thể giao tiếp khi chúng bị hao mòn và đề xuất cách điều chỉnh để chúng có tuổi thọ cao hơn.
Người dùng sẽ quét đồ nội thất Updatables bằng một ứng dụng, ứng dụng này sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo để đưa ra "tiếng nói" của món đồ và giúp chủ nhân của nó biết "nhu cầu" của món đồ.
Công nghệ thực tế tăng cường sẽ được sử dụng để hình dung cách đồ nội thất có thể được cập nhật bằng cách sử dụng các bộ phận bổ sung từ các đồ nội thất khác của IKEA. Ví dụ: một chiếc ghế đơn giản có thể được điều chỉnh thành một chiếc ghế kết hợp giá sách với đèn đọc sách bổ sung.
IKEA và Space10 cho biết ý tưởng này sẽ giảm thiểu lãng phí vì nó sẽ giúp mọi người hình dung rõ hơn về cách họ có thể kéo dài tuổi thọ của đồ nội thất.
Matteo Loglio, đồng sáng lập Oio, cho biết: “Thật không may, nhiều đồ vật ngày nay dễ bị vứt bỏ và thay thế hơn là nâng cấp nhằm tăng vòng đời của sản phẩm".
Ông nói thêm: “Chúng tôi cảm thấy Updatables có thể giúp truyền cảm hứng cho mọi người giảm thiểu sự lãng phí này bằng cách mang lại cho các món đồ nội thất cũ một mục đích mới. Tạo nên một món đồ với những chức năng mới và giảm thiểu sự lãng phí."
Space10 cho biết ứng dụng sẽ sử dụng "một thuật toán tiến hóa - một đoạn mã máy học lấy cảm hứng từ quá trình tiến hóa sinh học" để tạo ra đồ nội thất mới.
Mỗi món đồ nội thất được cập nhật sẽ là duy nhất, với các bộ phận bị loại bỏ được thêm vào hoặc thay đổi một chút mà từ đó có thể "cập nhật" đồ nội thất với những tính năng mới.
Space10 cho biết: “Với việc sử dụng công nghệ này sẽ có thể tăng tuổi thọ cho sản phẩm, tính bền vững sẽ tăng lên, giảm thiểu rác thải tạo ra từ những món đồ nội thất cũ."
Sáng kiến này là một phần của chương trình Everyday Experiments, một chuỗi các nhiên cứu liên tục của IKEA và Space10 nhằm mục đích thách thức vai trò của công nghệ trong gia đình.