Những kỳ công về kỹ thuật gió ngoài khơi đang trở nên to lớn hơn về quy mô, lượng năng lượng thu được từ tuabin phụ thuộc chủ yếu vào diện tích quét của nó. Vòng tròn quét càng lớn thì càng thu được nhiều năng lượng - nhưng đồng thời, phần thưởng càng lớn khi tăng thêm chiều dài.
Nếu tuabin có đường kính 20 m và thêm 1 m nữa vào đường kính đó, tuabin gió sẽ có thêm khoảng 34 m2 diện tích quét bổ sung. Nhưng nếu tuabin bắt đầu với đường kính 50 m, thì việc tăng thêm 1 m đường kính sẽ mang lại diện tích quét thêm khoảng 79 m2, vì chiều dài cánh quạt tăng thêm đó sẽ quét một vòng tròn lớn hơn.
Hơn nữa, việc lắp đặt các tuabin khổng lồ ngoài khơi này cực kỳ tốn kém và tính kinh tế của việc triển khai cũng như kết nối lưới điện có xu hướng ủng hộ việc sử dụng ít tuabin lớn hơn so với nhiều tuabin nhỏ hơn.
Vì vậy, kích thước tuyệt đối của những hệ thống này đang trở thành vấn đề “nóng hổi”. Tua bin H260-18MW hiện đang được CSSC chế tạo sử dụng các cánh dài 128 m cho đường kính cánh quạt 260 m và chiều rộng quét 53.000 m2 tương đương 42,4 bể bơi Olympic khi được chuyển đổi thành các đơn vị tiêu chuẩn.
MYSE 18.X-28X chống bão của MingYang (hình trên) sẽ sử dụng cánh quạt dài 140 m cho diện tích quét 66.052 m2 tương đương 52,8 bể bơi Olympic. Hệ thống tuabin mới được MingYang đề xuất cho năm 2025 sẽ có công suất cực đại là 22 MW và đường kính cánh quạt trên 310 m, tương ứng với diện tích quét ít nhất là 75.477 m2 tương đương với 60 bể bơi Olympic.
Cảnh tượng khi hệ thống tuabin gió này vận hành sẽ giống như Tháp Chrysler cao 319 m ở New York quay tròn. Đây sẽ là một trong những động cơ chuyển động lớn nhất từng được chế tạo.
Vì vậy, đi thuyền qua những tuabin gió khổng lồ ngoài khơi này sẽ là một trải nghiệm chưa từng có của con người.