Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh cho Việt Nam

07:32 11/07/2024
Trong bối cảnh nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, một trong những giải pháp hiệu quả và mang tính tất yếu trên thế giới hiện nay là xu hướng chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh.

Năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, thế giới đang ở giữa cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đầu tiên. Do nguồn cung bị thắt chặt, giá năng lượng quốc tế đã biến động mạnh từ năm 2021. 

Thống kê từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, thế giới chỉ còn 70 - 100 năm để sử dụng 3 loại năng lượng truyền thống. Cụ thể, tiêu thụ than đá mỗi năm bình quân 7.320 triệu tấn, trong khi dự trữ than đá ước tính 891.500 triệu tấn. Dầu mỏ mỗi năm tiêu thụ 35 tỷ thùng, trong khi dự trữ dầu mỏ trên thế giới 1.480 tỷ thùng. Khí đốt mỗi năm tiêu thụ khoảng 4.000 tỷ. Các nguồn năng lượng truyền thống này có tác động tiêu cực, gây ô nhiễm môi trường, tác động tới BĐKH và phá vỡ sự cân bằng sinh thái; phát sinh sự cố mất an toàn như sập lò, vỡ đập, xả lũ… 

Nước ta nhập khẩu ròng năng lượng với mức nhập khẩu đáng kể than, dầu và tương lai gần là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Tác động lớn nhất từ cuộc khủng hoảng năng lượng thời gian qua đối với Việt Nam đó là giá các loại năng lượng nhập khẩu tăng theo giá thế giới. Các loại năng lượng sản xuất trong nước cũng tăng mức độ khác nhau. Năng lượng là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất điện và mọi hoạt động của nền kinh tế. Do đó, sẽ khiến chi phí sản xuất điện nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể... Năm 2023, giá điện ở Việt Nam đã 2 lần điều chỉnh tăng với mức 3% và 4,5%; các chuyên gia dự báo năm 2024 giá điện sẽ tiếp tục tăng. 

Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh

Theo Nhóm tư vấn đến từ Hội đồng DNV (Det Norske Veritas) (Na Uy), nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, được thay thế bằng năng lượng tái tạo. Tỷ trọng dầu, khí đốt tự nhiên và than đá trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp sẽ giảm từ hơn 80% hiện nay xuống còn 50% vào năm 2050. Sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo chủ yếu được tạo ra từ năng lượng gió và mặt trời. Ngược lại, năng lượng thủy điện, sinh khối và địa nhiệt chỉ có thể đạt được mức tăng trưởng hạn chế. 

Tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về BĐKH (COP28), hàng loạt các cam kết và tuyên bố chung được thông qua. Trong đó, đáng chú ý là cam kết của 130 quốc gia về tăng gấp 3 lần việc áp dụng năng lượng tái tạo, tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng. Trong thỏa thuận hành động chống BĐKH, đề xuất "giảm dần/loại bỏ" việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nội dung được đưa vào dự thảo. Đây là vấn đề mà đại biểu của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nỗ lực tìm tiếng nói chung.

Có thể thấy, thúc đẩy năng lượng tái tạo trở thành xu hướng, chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của các nước trên thế giới. Hằng năm, nhiều quốc gia đã đầu tư hàng trăm tỷ USD để chuyển đổi năng lượng, tái khởi động các nền kinh tế và giải quyết căn nguyên của cuộc khủng hoảng khí hậu và tự nhiên. 

Châu Âu nhanh chóng thúc đẩy tăng trưởng năng lượng sạch. Tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU) thông báo thực hiện “cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)”. CBAM ban đầu áp dụng đối với 6 loại hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao là sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro, những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Các nhà nhập khẩu báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, nếu lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn của EU thì phải mua "chứng chỉ khí thải" theo mức giá carbon hiện nay tại EU.

Tháng 10/2023, 27 quốc gia thành viên EU đã thực hiện thí điểm CBAM. Đến tháng 01/2026, CBAM bắt đầu được đưa vào, đến 2034, CBAM chính thức vận hành toàn bộ. Như vậy, CBAM buộc các doanh nghiệp phải giảm phát thải carbon. 

Việt Nam và chiến lược phát triển năng lượng tái tạo

Tại Việt Nam, số liệu của Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho thấy, giai đoạn 2001-2010, tổng nhu cầu năng lượng tăng trung bình 10% và tăng 7% trong giai đoạn 2011- 2019. Việt Nam đã nhập khẩu than cho phát điện và nhập khẩu LPG từ năm 2023. Giai đoạn từ năm 2021-2025, Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng và là một trong những nước có cường độ tiêu thụ năng lượng cao nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 2 sau Brunei, cao hơn 25% trung bình khu vực.

Quy hoạch điện VIII nêu tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW. Từ nay đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW, đạt 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu). Định hướng đến năm 2050, điện mặt trời 168.594 - 189.294 MW (33 - 34,4%), gấp 13 - 15 lần so với năm 2030. Trong đó, ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu.

Để phát triển năng lượng xanh, Huawei Digital Power đã cung cấp giải pháp toàn diện cho quá trình chuyển đổi năng lượng này từ ngữ cảnh nhà máy điện, thương mại & công nghiệp đến hộ gia đình, trong đó phát triển hệ thống năng lượng xanh tập trung vào các công nghệ năng lượng mặt trời (PV) và Hệ thống lưu trữ năng lượng thông minh (ESS). Sức mạnh tổng hợp giữa sản xuất điện, lưới điện, phụ tải và ESS sẽ chuyển đổi năng lượng tái tạo từ nguồn năng lượng bổ sung sang nguồn năng lượng sơ cấp có khả năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. 

Đến năm 2023, Huawei đang nắm giữ 30% thị phần toàn cầu của thị trường hệ thống Biến tần điện mặt trời thông minh, với tổng công suất lên tới 445GW. Riêng đối với Hệ lưu trữ năng lượng chuỗi thông minh (Smart String ESS) của Huawei đến năm 2023 tổng công suất đã lên tới 20.5 GWh. Các giải pháp công nghệ năng lượng số của Huawei đã góp phần sản xuất ra 1110.6 tỷ kWh điện xanh, giảm phát thải 533 triệu tấn carbon - tương đương với việc trồng 755 triệu cây xanh mỗi năm - đóng góp to lớn vào tương lai chuyển đổi năng lượng xanh và thông minh hơn của thế giới.

Dự án lưới điện siêu nhỏ lớn nhất trên thế giới tại Biển Đỏ (Ả Rập Saudi), với công suất điện mặt trời 400 MW.

Hiện Huawei Digital Power đã hoàn tất giai đoạn 1 dự án lưới điện siêu nhỏ lớn nhất trên thế giới tại Biển Đỏ (Ả Rập Saudi), với công suất điện mặt trời 400 MW, cùng dung lượng lưu trữ năng lượng (BESS) khổng lồ 1.3 GWh. Dự án lưới điện siêu nhỏ lớn nhất trên thế giới với công nghệ tạo lưới (Grid-forming) tiên tiến cấp GWh cung cấp 100% năng lượng sạch và thông minh dành cho 1 triệu người dân tại thành phố mới, tạo ra lối sống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới, khi các nguồn tài nguyên như dầu mỏ đang dần cạn kiệt.

Tại Việt Nam, Huawei cũng tham gia triển khai các dự án tiêu biểu như dự án Đầm Trà Ổ tại tỉnh Bình Định là hệ thống điện mặt trời nổi thông minh lớn nhất tại Việt Nam được lắp đặt trên đầm với diện tích 200 ha và công suất 50 MWp. Một dự án điển hình khác là dự án PECC2 tại TP.HCM với giải pháp cung cấp năng lượng mặt trời áp mái, công suất 300 KW, cung cấp bởi Huawei Fusion Solar. Điểm đặc biệt trong giải pháp là công nghệ bảo vệ lỗi hồ quang điện chủ động AFCI tích hợp AI BOOST, giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn với khả năng dập tắt hồ quang điện phía DC trong thời gian dưới 0,5 giây, đảm bảo an toàn cho mái nhà cũng như người và tài sản, đặc biệt góp phần giảm thiểu 18 tấn CO2 mỗi tháng.

Bình luận