

Ông đánh giá thế nào về tiềm năng và thách thức ngành công nghiệp nhôm?
Việt Nam và thế giới vừa trải qua 2 năm đối đầu với dịch bệnh, dẫn tới hệ lụy tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất trong 100 năm qua, kéo theo nhiều biến động về giá cả, các mặt hàng phôi, nguyên liệu của các ngành nói chung và ngành nhôm nói riêng tăng cao.
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong các vật liệu tái tạo và được sử dụng thân thiện bởi công năng và đặc tính của nó, đó là về thuận lợi, ước tính mỗi năm thế giới tiêu thụ 65 triệu tấn nhôm, đủ cho thấy sức nóng trong thời gian tới. Tính từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022, phôi nhôm nguyên liệu tăng 43%, đây là thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất nhôm. Các công ty sản xuất, gia công cần chuẩn bị giải pháp quản lý rủi ro hiệu quả, chuẩn bị nguồn nguyên liệu sử dụng dài hạn, tối ưu hóa tổ chức điều hành để duy trì sản xuất trong bối cảnh trên, đảm bảo nguồn cung sau dịch bệnh tăng cao.
Trong thị trường nhiều cạnh tranh, con đường tất yếu DN phải đi để phát triển bền vững, thưa ông?
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, tất cả các công ty phát triển sản phẩm cửa nhôm đều xây dựng vào sản phẩm phổ thông, như mặt cắt của nhôm XingFa hiện chiếm tới 55% thị phần và là sản phẩm đại trà. Có đơn vị tự sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không theo quy chuẩn chung và dẫn tới thị trường cạnh tranh về giá, xuất hiện hàng nhái, hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến uy tín của DN làm ăn uy tín, người tiêu dùng có cái nhìn không đúng về sản phẩm chất lượng.
Trong 2 năm qua, công ty GROBER VIỆT NAM tập trung mạnh vào công nghệ, nhập khẩu các trang thiết bị máy móc hiện đại để tối ưu hóa sản xuất, ít phụ thuộc vào con người. Đồng thời, đội ngũ kỹ sư tích cực nghiên cứu phân tích, đánh giá hệ cửa nhôm cũ đang tồn tại nhược điểm, hạn chế gì, từ đó, cải tiến, đổi mới, sáng tạo và tích hợp công nghệ thông minh, đưa công năng, tiện ích mới vào từng hệ cửa, cho ra sản phẩm vượt trội như cửa nhôm “Hàn góc GROBER Thế hệ mới’’… Sản phẩm GROBER sản xuất theo công nghệ, quy chuẩn của châu Âu nhưng được thiết kế phù hợp với nhu cầu, thẩm mỹ của người Việt.
Công ty chúng tôi đang hướng người dùng sử dụng sản phẩm không độc hại, thân thiện với môi trường nên ngoài những sản phẩm ngoại thất như cửa nhôm dần thay thế sản phẩm từ gỗ tự nhiên; thì về mảng nội thất chúng tôi đang phát triển những sản phẩm bằng nhôm như cửa nhôm dành cho nội thất, tủ áo, tủ deco, tủ bếp bằng nhôm và hợp kim…
Để phục vụ khách hàng với tiêu chí bền trong sử dụng, tiện ích cao, thẩm mỹ đẹp và giá thành phù hợp; công ty GROBER VIỆT NAM muốn hướng khách hàng tới phân khúc cửa nhôm và nội thất tầm cao với tiêu chí cửa nhôm nội thất “Hàng hiệu cho người Việt”. Với tâm niệm của người sáng lập, tôi luôn khao khát đưa được những sản phẩm và vật liệu tái tạo mới không độc hại môi trường, dễ sử dụng và giá cả phù hợp tới người dùng và hướng tới vật liệu xanh trong tương lai.
Ông có kiến nghị gì về cơ chế, chính sách để DN sản xuất phát triển bền vững?
Trước khi khởi nghiệp vào năm 2016 thì tôi đang theo nghiệp Hàng Hải, cụ thể là lái tàu viễn dương. Tôi có 6 năm để rong ruổi nhiều nước và các vùng đất phát triển, tôi học hỏi được rất nhiều sau những năm trải nghiệm đó. Đến mỗi quốc gia, tôi luôn nhìn vào những điều mà tôi muốn học hỏi như các nền văn hóa đất nước họ như thế nào, về ẩm thực, ý thức trong công việc và trong cộng đồng của họ ra sao, cơ chế và chính sách của mỗi quốc gia… Những điều đó đã đi theo tôi vào hành trình khởi nghiệp.
Như mọi người cũng biết, đối với ngành nhôm kính, không có một trường đại học hay một trường nghề nào đưa vào giảng dạy, bởi vậy, tất cả các công ty lâu đời hay các công ty khởi nghiệp phải tự xây dựng cho mình quy chuẩn, sản phẩm mang tính chiến lược và đột phá, chấp nhận đầu tư để nghiên cứu. Mặt khác, phải cạnh tranh với sản phẩm kém chất lượng và thiếu quy chuẩn, lại trải qua đại dịch vừa qua nên nhiều công ty về sản xuất như chúng tôi gặp khó khăn.
Chúng tôi mong muốn Nhà nước có cơ chế linh hoạt để không thất thoát nguồn thu của Nhà nước, hỗ trợ nhiều cho DN. Hiện nay, dòng tiền để hỗ trợ cho sản xuất chưa nhiều, một đất nước đang phát triển thì không thể nhảy vọt mà bỏ qua công nghiệp được, nên chúng tôi nói riêng và các công ty sản xuất nói chung, rất mong muốn Nhà nước có những tiêu chuẩn và quy chuẩn phù hợp, nghiên cứu và có chính sách về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp sản xuất phát triển.
Công ty GROBER VIỆT NAM định vị ra sao trong thị trường nhôm kính hiện nay và tương lai, thưa ông?
Hiện nay, thị trường ngành nhôm rất sôi động với nhiều phân khúc sản phẩm nhưng chúng tôi hướng tới khách hàng tầm cao, là một start-up trong ngành nhôm kính với sứ mệnh mang lại sản phẩm chất lượng và giá thành phù hợp với mong muốn của khách hàng. Với thế mạnh đội ngũ trẻ, năng động, ham học hỏi và muốn cho ra sản phẩm tốt nhất để phục vụ 25% khách hàng; với phương châm đồng hành cùng phát triển; cùng nhau đi xa hơn, phát triển bền vững, xây dựng sản phẩm chất lượng và bán hàng từ tâm và trái tim, chúng tôi hiện đã có showroom nhận diện trên nhiều tỉnh, thành và sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng.
Trong năm 2022, chúng tôi cho ra thị trường sản phẩm mới mang tính đột phá và “phủ sóng” tại showroom ủy quyền của hệ thống ở hơn 20 tỉnh thành trên cả nước. Xu hướng hiện nay tất cả các sản phẩm, ngành nghề, không thể phát triển nếu đầu tư nhỏ lẻ, manh mún, tự phát… Chúng tôi xây dựng chuỗi hệ thống showroom ủy quyền tiên phong, tạo thế cạnh tranh lành mạnh của các chuỗi hệ thống với nhau. Thời nay, các DN cạnh tranh về sản phẩm chất lượng, tư duy về hệ thống và dịch vụ chất lượng.
Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty GROBER VIỆT NAM luôn cảm ơn và biết ơn khách hàng đã tin yêu và sắp tin yêu, sử dụng sản phẩm cửa nhôm GROBER. Mong muốn của tôi là xây dựng một sản phẩm “hàng hiệu” với mức giá cho người Việt.
Trân trọng cảm ơn ông!