Hiện nay, tỉnh Long An đang tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí nâng cấp các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới theo hướng hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc.
Theo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được phê duyệt, Long An phấn đấu đển năm 2030 có 27 đô thị trong toàn tỉnh, gồm có đô thị loại 1 là thành phố Tân An; đô thị loại 2 là thị xã Kiển Tường; 3 đô thị loại 3 là các đô thị Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa; 9 đô thị loại 4 và 13 đô thị loại 5.
Trong số đó, thành phố Tân An đóng vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại của phía Đông Bắc vùng đồng bằng sông Cửu Long, đô thị cửa ngõ giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các đô thị Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc là các đô thị vệ tinh, có vai trò giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị xã Kiến Tường đóng vai trò trung tâm vùng Đồng Tháp Mười gắn với khu kinh tế cửa khầu Long An và là động lực thúc đấy hoạt động công nghiệp, logistics, chế biến nông sản, kinh tế biên mậu với Campuchia. Các đô thị còn lại đóng vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại của đơn vị hành chính cấp huyện.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Long An Nguyễn Văn Hùng, Long An sẽ chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng đô thị, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai; phát triển mạnh các đô thị tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm vùng Đồng Tháp Muời, mở rộng phạm vi, ranh giới các đô thị hiện hữu chưa đảm bảo tiêu chuẩn diện tích.
Đặc biệt, thành phố Tân An đảm bảo diện tích tự nhiên từ 150km² trở lên, ưu tiên lan tỏa đô thị về hướng Đông Bắc và Đông Nam gắn với hành lang phát triển phía Nam của tỉnh.
Từ nay đến năm 2030, các đô thị trên địa bàn tỉnh Long An sẽ phát triển bền vững theo mục tiêu, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực, toàn quốc và thế giới.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị.
Ông Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm, trên cơ sở quy hoạch tỉnh đã được duyệt, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân cấp huyện tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chung các đô thị Tân An, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc; đôn đốc việc rà soát quy hoạch chung các đô thị còn lại và quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình mới cũng như quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
Đổng thời, đẩy nhanh tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đối với các khu vực đã có quy hoạch chung được duyệt; hướng dẫn, nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch, kiến trúc trên phạm vi toàn tỉnh.
Cùng đó, tiếp tục tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương quản lý quy hoạch xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lý chất lượng công trình và trật tự xây dựng, đảm bảo các công trình được xây dựng theo đúng quy hoạch.
Hiện toàn tỉnh có 19 đô thị, gồm 1 đô thị loại 2; 6 đô thị loại 4 và 12 đô thị loại 5. Từ khi UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An đến năm 2030 vào năm 2018, đến nay bộ mặt đô thị Long An có nhiều thay đổi theo hướng tiếp cận đô thị bền vững, sinh thái, thông minh.
Nguồn: TTXVN/Vietnam+