Đặt vấn đề
Hạ tầng xanh (HTX) hiểu là mạng lưới các khu vực tự nhiên và bán tự nhiên, nhằm đạt được sự phát triển bền vững. HTX là một cách tiếp cận mang tính cấu trúc sử dụng thiên nhiên, quy trình tự nhiên và cơ chế phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch thành phố (hoặc sử dụng đất) trong khi phát triển kinh tế và xã hội (Nakamura 2019).
HTX mang lại nhiều lợi ích và có thể được coi là các cấu trúc đa chức năng, tạo ra nhiều dịch vụ cho xã hội, nền kinh tế và môi trường hướng đến sự phát triển bền vững.
Lợi ích HTX có thể đạt được trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc triển khai HTX. HTX là sự đa lợi ích, vì vậy HTX là một cách tiếp cận mang tính cấu trúc tận dụng thiên nhiên, quá trình tự nhiên và các cơ chế để phát triển.
Mặc dù có tên là “xanh”, HTX thường bao gồm cơ sở hạ tầng và tự nhiên có các thành phần xanh (nước) như ao, đầm lầy và vùng đất ngập nước, được sử dụng chủ yếu cho hệ thống thoát nước bền vững (Chow et al. 2014). Do có nhiều đặc điểm xanh lam và xanh lục dành cho HTX, nhiều lợi ích có thể đạt được trong các lĩnh vực tăng cường cơ sở hạ tầng xám.
Như vậy có thể hiểu, HTX là một mạng lưới các khu vực tự nhiên và bán tự nhiên được quy hoạch chiến lược với các đặc trưng môi trường khác được thiết kế và quản lý để cung ứng một sự đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái, như lọc nước, chất lượng không khí, không gian cho giải trí, giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.
Mạng lưới không gian xanh cây (đất) và xanh da trời (nước) có thể cải thiện các điều kiện môi trường và do đó sức khỏe và chất lược cuộc sống cư dân. Nó cũng hỗ trợ một nền kinh tế xanh, tạo các cơ hội việc làm và thúc đẩy đa dạng sinh học (EU 2015).

Hạ tầng xanh là gì?
Gần đây, thuật ngữ HTX đã định hình các cuộc tranh luận chuyên môn và khoa học, chiến lược chính trị HTX và các phương pháp tiếp cận thực tế liên quan đến phát triển không gian xanh, đặc biệt là ở các khu vực đô thị. Các lĩnh vực phát triển và quy hoạch không gian đều coi đây là một cách tiếp cận mới, dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến môi trường và kinh tế xã hội. Việc sử dụng rộng rãi và phổ biến thuật ngữ này trong các cuộc tranh luận về quy hoạch sẽ tạo ra ấn tượng về sự đồng thuận vì ý nghĩa của nó.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tế các quốc gia trên thế giới đã xác nhận nhiều định nghĩa và ý nghĩa khác nhau của cách tiếp cận “mới” này trong các lĩnh vực khoa học, chính trị và thực tiễn ngành xây dựng, đã đưa HTX trở nên thông dụng, đơn giản hơn, và trở thành một cách tiếp cận đầy đủ hơn.
Phạm vi các vấn đề, mục tiêu, lợi ích, chức năng và các yếu tố mà HTX gắn liền và thực hiện là khá rộng. Vì vậy, không dễ để hiểu biết hay chia nhỏ HTX thành một định nghĩa chung. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về HTX, khuyến khích các ứng dụng khác nhau của thuật ngữ này (Wright, 2011; Lafortezza và cộng sự, 2013; Naumann và cộng sự, 2011, trang 14). Do đó, không có gì ngạc nhiên khi HTX thường được phân loại là thuật ngữ “tổng quát hóa”, nghĩa của thuật ngữ này được hiểu khác nhau tùy theo ngữ cảnh (Weilacher, 2015; Mell, 2013; Wright, 2011).
Bất chấp cách sử dụng khác nhau này, một số ý nghĩa cốt lõi vẫn được lặp đi lặp lại: Quan điểm cơ sở hạ tầng (ecoloGreen) nhấn mạnh đến tính kết nối, đa chức năng và “xanh”, cho dù ám chỉ màu sắc của tài sản hay cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường hơn (Wright, 2011; Hansen và Pauleit, 2014; Benedict và McMahon, 2006). Ý nghĩa cốt lõi hơn nữa là việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái theo không gian (Artmann và cộng sự, 2017; Lindholm, 2017; Schröter-Schlaak và Schmidt, 2015).
Việc nhấn mạnh khái niệm “cơ sở hạ tầng” hướng tới “sự tương tự có ý thức với cơ sở hạ tầng cứng” (Thomas và Littlewood, 2010), bao gồm các cơ sở kỹ thuật để cung cấp năng lượng, giao thông vận tải và viễn thông, do đó thể hiện quan điểm kinh tế - xã hội hơn về mặt quản lý và nâng cao nhận thức (Mell, 2017).
Từ góc độ quy hoạch, ý nghĩa quan trọng của HTX là đảm bảo các phương pháp tiếp cận tích hợp để thực hiện chính sách xanh (Mell, 2017) và lập quy hoạch HTX chiến lược (Reimer và Rusche, 2016). Những ý nghĩa này - không phải tất cả đều hoàn toàn mới - thể hiện “sự đồng thuận tối thiểu” (Hehn và cộng sự, 2015) và tạo thành cơ sở cho “sự hội tụ các phương pháp lập quy hoạch” (Hansen và Pauleit, 2014).
Ba lĩnh vực lý thuyết quy hoạch, chính sách quy hoạch và thực tiễn quy hoạch thể hiện những lý do và mối quan tâm khác nhau trong việc sử dụng phương pháp tiếp cận HTX.
Điều này đã thúc đẩy một loạt các cách tiếp cận gây tranh cãi, làm nổi bật những khoảng cách giữa tranh luận về mặt lý thuyết và chính trị, cũng như thiếu liên quan thực tế của các cách tiếp cận đó (Lennon, 2015; Wright, 2011).
HTX cho dù cách tiếp cận được sử dụng bởi nhiều lợi ích khác nhau và đã được phát triển để đáp ứng các nhu cầu khác nhau, nhưng bản chất song song chứ không phải chuyển đổi của CSHT. Sự phổ biến của cách tiếp cận này có thể còn được quy cho sự chuyển đổi chính sách chung trong bối cảnh “quản trị mềm” hướng tới tư duy và thực hành HTX với hệ sinh thái hiện đại (Thomas và Littlewood, 2010).
Tóm lại, cách tiếp cận HTX có thể được mô tả như một khái niệm chung nhằm hợp lý hóa chính sách quy hoạch xanh (Wright, 2011), mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau trong bối cảnh chính sách (Lennon, 2015; Mell và cộng sự, 2017).
Trong bối cảnh của những quan điểm quan trọng này và việc xem xét việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ HTX trong các lĩnh vực khác nhau cũng như sự chỉ trích và hoài nghi về thực tiễn quy hoạch đô thị, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức và mở rộng kiến thức về các khía cạnh khác nhau của thuật ngữ này.
Cần lưu ý rằng mặc dù HTX là một thuật ngữ mới nhưng nó không phải là một ý tưởng mới (Benedict và McMahon, 2002; Weilacher, 2015; Wright, 2011), mà là một ý tưởng “tiến hóa không hề tuyến tính” trong một “thời gian dài” của sự hội tụ” (Wright, 2011).
Nói chung, có sự thiếu nhận thức về nền tảng đa dạng của phương pháp tiếp cận này. Hiểu rõ hơn về những điều này có thể góp phần ứng dụng HTX như một cách tiếp cận hoàn thiện trong quy hoạch không gian.
Tiền đề cốt lõi của quy hoạch HTX là nó tăng thêm giá trị như một mạng lưới đa chức năng được quản lý có chủ ý gồm các tính năng xanh, hoạt động trên nhiều quy mô. Mạng lưới này được thiết kế có mục đích nhằm mang lại nhiều lợi ích, do đó đóng góp nhiều hơn là một bộ sưu tập đơn giản các tài sản hoặc tính năng không gian xanh riêng lẻ.
Do đó, HTX thực hiện nhiều chức năng: như một khái niệm tích hợp, một cơ chế phân phối và một phương pháp lập quy hoạch. Điều này bao gồm các yếu tố/đặc điểm riêng lẻ, chẳng hạn như tòa nhà xanh, cũng như các mạng lưới liên kết và kết hợp các đặc điểm tự nhiên hiện có như rừng, nước trong các biện pháp can thiệp theo quy hoạch.
Do vậy, HTX có tiềm năng đáng kể trong việc đưa ra các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho những thách thức cụ thể - ví dụ như thông qua việc tạo ra các hành lang xanh được kết nối cho động vật hoang dã và con người ở quy mô cảnh quan nhất định; thiết kế và bố trí HTX để tạo ra các rào cản ô nhiễm không khí giữa đường giao thông và trường học; hoặc kết hợp các biện pháp để giải quyết các tuyên bố khẩn cấp về ứng phó biến đổi khí hậu hiện đang phổ biến.
Thật vậy, HTX không phải là một thứ xa xỉ hay cố định mà là cơ sở hạ tầng quan trọng thiết yếu cần được ưu tiên. Câu hỏi “chính sách HTX như thế nào” bằng cách nào thiết kế mục tiêu, giải pháp, một bộ công cụ chính sách HTX nhằm làm rõ tính đa chức năng và sức mạnh của cách diễn đạt chính sách HTX bằng cách sử dụng Khung chính sách quy hoạch quốc gia.
Thực hiện mục tiêu, công cụ chính sách HTX là kết quả của sự kết hợp các nỗ lực nghiên cứu thiết kế và thực hành HTX có sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư đô thị.

Hạn chế, khó khăn đối với hoạch định chính sách hạ tầng xanh
Các hệ thống quy hoạch trên thế giới phải đối mặt với những thách thức chiến lược quan trọng về hạ tầng, bao gồm việc điều hòa các chương trình nghị sự và ưu tiên khác nhau, chẳng hạn như y tế công cộng, quản lý nước, cung cấp nhà ở, tăng trưởng kinh tế, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những thách thức này thường được chẩn đoán và xử lý trong các lĩnh vực riêng biệt, dẫn đến sự phát triển không bền vững.
Trong bối cảnh có sự thành công thực sự về HTX, một phần của các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết những thách thức quy hoạch đô thị, đặc biệt khi được đặt trong tư duy hệ thống HTX - sinh thái xã hội toàn diện hơn.
Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu chính sách HTX hiện nay thường bị lấn át bởi các ưu tiên chính sách 'thiết yếu' khác liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ở đây, HTX không được coi là cần thiết cho sự phát triển thành công và do đó có cách diễn đạt chính sách thường tương đối yếu.
Sự nhầm lẫn HTX với không gian xanh là phổ biến, điều này làm giá trị của HTX được coi như một công cụ quy hoạch không gian xanh. HTX cũng được coi chủ yếu như một khái niệm môi trường và do đó không dễ bị đánh đồng với cơ sở hạ tầng xám khác hỗ trợ nhu cầu kinh doanh, nhà ở hoặc phát triển kinh tế nhanh.
Điều này được củng cố bởi xu hướng HTX được ưu tiên trong phạm vi riêng biệt về môi trường thay vì được 'lồng ghép', việc lồng ghép hiệu quả đòi hỏi một quá trình thay đổi được quản lý, đòi hỏi HTX với công chúng/các bên liên quan khác (ngoài lĩnh vực môi trường) theo các điều kiện riêng của họ và chuyển HTX thành ưu tiên của riêng họ.
Để giải quyết vấn đề này, Scott et al. (2019) đã đề xuất cơ chế 'móc nối' (liên kết khái niệm HTX với chính sách quan trọng hoặc ưu tiên HTX liên quan đến một nhóm người dùng cụ thể - chẳng hạn địa điểm) và 'cầu nối' (liên kết HTX hoặc ưu tiên chính sách được sử dụng và dễ dàng hiểu được bởi nhiều nhóm xã hội và công chúng - chẳng hạn như tình trạng khẩn cấp về khí hậu, các giải pháp dựa vào thiên nhiên với nhiều lợi ích chung làm cơ chế “chuyển dịch”. Vấn đề chính sách được đặt ra như sau:
Rào cản tài chính
Rào cản tài chính đại diện cho một rào cản mạnh mẽ cần vượt qua đối với hạ tầng xanh. HTX không dễ dàng tạo ra doanh thu tài chính trực tiếp cho các nhà quản lý hoặc nhà cung cấp HTX (ví dụ thông qua thuế và quyên góp), mặc dù đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thanh toán cho các chương trình dịch vụ hệ sinh thái (EU 2019).
Lợi ích HTX thường xuất hiện dưới dạng tác động bên ngoài (external impact), trong đó những người trả tiền cung cấp không nhất thiết, không phải là những người được hưởng lợi trực tiếp nhiều nhất, đặc biệt khi có liên quan đến các dịch vụ, điều tiết như quản lý rủi ro lũ lụt và lợi ích sức khỏe.
Do đó, việc cắt giảm nguồn lực để lập kế hoạch, quản lý và cung cấp HTX là phổ biến vì lợi ích của các khoản đầu tư HTX không dễ nắm bắt hoặc chuyển giao. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do chi phí bảo trì HTX ngày càng cao, tác động tiêu cực đến ngân sách như các khoản đó cho các bộ phận công viên và dịch vụ giải trí, từ đó duy trì hình ảnh rằng HTX là một sự tốn kém và tiêu hao tài nguyên.
Điều này cũng được thể hiện rõ trong các giai đoạn triển khai của nhiều dự án phát triển. Khi một kế hoạch bắt đầu vượt quá chi phí dự kiến, HTX là một trong những tổn thất đầu tiên (bị cắt bỏ) do tình trạng dễ bị tổn thương của nó như là một phần bổ sung tùy chọn và không được coi là cần thiết cho quá trình phát triển.
Nắm bắt lợi ích HTX lâu dài
Nhu cầu về HTX cũng không dễ để xác định và đánh giá dựa trên các số liệu và chỉ số có thể định lượng được, một khó khăn phức tạp là mong muốn chính trị nhằm đảm bảo lợi ích tài chính ngắn hạn từ sự phát triển và mong muốn về môi trường để đảm bảo lợi ích lâu dài do phát triển xanh mang lại.
Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa những cân nhắc ngắn hạn và dài hạn bị sai lệch do các phương pháp tài chính, và dự án cơ sở hạ tầng thông thường thường coi HTX như một trách nhiệm pháp lý, bỏ qua những lợi ích rộng lớn hơn cho xã hội và người dân, bao gồm cải thiện và bảo vệ sức khỏe người dân và phúc lợi, quy định rủi ro lũ lụt, đa dạng sinh học, v.v.., bởi vì chúng không được tính toán một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, trớ trêu thay, chi phí quản lý và bảo trì liên quan đến HTX lại phải trả giá cao hơn. Do đó, HTX trở nên kém hấp dẫn nếu không có một trường hợp kế hoạch mạch lạc bởi vì đa số chúng ta có xu hướng đánh giá những gì có thể đo lường được hơn là cố gắng đo lường những gì chúng ta đánh giá cao nhất.
Tuy nhiên, trên thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc hạch toán vốn tự nhiên và trong những sửa đổi gần đây đối với chi tiêu cho tăng trưởng xanh, kinh tế xanh. Sự kết hợp một số chi phí vì lợi ích xã hội và môi trường.
Nhấn mạnh những tiến bộ về kinh tế và vốn tự nhiên có tiềm năng đáng kể như thế nào trong việc giúp chuyển đổi HTX để nó được coi là tài sản ròng thay vì là nợ phải trả. Lập bản đồ các lớp dịch vụ hệ sinh thái, kết hợp các đánh giá cung và cầu cho HTX, điều quan trọng là bản đồ cho thấy những điều đó những khu vực cần đầu tư HTX nhất, nơi cầu vượt xa cung. Khả năng sử dụng bản đồ này ở cấp độ đường phố đã tạo ra sức hút chính trị đáng kể với 39 xã hội.
Đại diện dân cử ở địa phương, cũng như việc giải quyết các nhóm công tác xã hội thường bị bỏ quên khác của chính sách HTX ảnh hưởng đến công bằng xã hội và môi trường.
Bất chấp những rào cản này, chiến lược HTX của châu Âu (từ năm 2013) tuyên bố rằng không cần kết cấu hạ tầng xanh được thiết kế riêng hay cưỡng chế thực hiện HTX; thay vào đó, nên sử dụng cơ sở hạ tầng với các công cụ chính sách và cơ chế tài chính hiện có trong các quốc gia.
Điều này tạo ra một cách tiếp cận đặc biệt trên toàn EU đối với chính sách HTX, chính sách thiếu hụt nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả của các hệ thống quy hoạch khác nhau làm rào cản tiềm năng cho HTX, đặc biệt tại thời điểm ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn là tăng trưởng xanh. Các hệ thống quy hoạch trên bình diện quốc tế khác nhau nhưng tất cả đều dựa trên kết cấu hạ tầng không xanh và các quy định xác định chúng.
Luật pháp khác nhau giữa các quốc gia và do đó tạo ra các cách tiếp cận khác nhau đối với chính sách quy hoạch HTX và trong phạm vi mà hệ thống định hướng theo kế hoạch (như ở Anh và Hà Lan) hoặc hệ thống định hướng phát triển (như ở Phần Lan và Thụy Điển) - và mức độ ưu tiên đối với môi trường tự nhiên được quan tâm.
Một số gợi ý cho hoạch định chính sách HTX tại Việt Nam
Cần thiết nghiên cứu về ma trận chính sách hạ tầng xanh, HTX gắn với việc tạo dựng địa điểm cơ sở hạ tầng dựa trên chất lượng của những địa điểm HTX thành công và do đó phải là một phần của quá trình thiết kế ngay từ đầu, chứng minh khả năng quản lý nước, mạng lưới tiếp cận sử dụng HTX, cải thiện môi trường sống và chức năng không gian mở.
Để đạt được điều này, cần thảo luận về HTX nào phù hợp cho địa điểm/khu vực đô thị tại các cuộc họp trước khi đăng ký với cơ quan quy hoạch và các bên liên quan; thảo luận về chức năng hạ tầng xanh gồm quản lý nước, tiếp cận sử dụng HTX, cải thiện môi trường sống, không gian mở.
Đánh giá bối cảnh địa điểm cho các chức năng HTX, thực hiện đánh giá HTX và môi trường sống của địa điểm theo yêu cầu thông qua các cuộc thảo luận trước khi đăng ký và thể hiện kết quả thảo luận đã ảnh hưởng đến thiết kế như thế nào. Tận dụng các cơ hội để đạt được tính đa chức năng bằng kết nối, lồng ghép các chức năng HTX với nhau.
Nhóm các gợi ý trên cơ sở giải pháp cho hoạch định chính sách HTX như sau:
Thứ nhất, điều quan trọng là phải hiểu ngay từ đầu rằng HTX được định vị như thế nào trong khuôn khổ tăng cường kết cấu hạ tầng đô thị. Cần thiết tăng cường nghiên cứu ở các cấp về HTX, nhất là cấp thành phố/địa phương để rút ra những giải pháp, công cụ chính sách HTX.
Những vấn đề về lý luận chính sách HTX, mục tiêu chính sách HTX, giải pháp chính sách HTX, nhất là công cụ chính sách HTX cần được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu cần làm sáng tỏ như mối quan hệ giữa HTX với tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững đô thị… từ đó làm rõ khả năng lồng ghép với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.
Thứ hai, tăng cường sự hỗ trợ cơ bản về kết cấu hạ tầng xanh trong phát triển đô thị, cần phải nâng cao nhận thức HTX trong hệ thống chính trị Việt Nam, trước hết là Bộ Xây dựng và Chính phủ, Quốc hội. Tiếp theo cần thiết thể chế hóa, luật hóa HTX trong các bộ luật về môi trường, đất đai, quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn, quản lý (quản trị) phát triển đô thị, đặt ra một cách tiếp cận mới HTX để quản trị phát triển đô thị bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, quy mô cảnh quan.
Thứ ba, nền tảng vững chắc để xây dựng chính sách HTX cần được đưa vào chính sách quy hoạch quốc gia hoặc cơ sở hạ tầng đô thị. Cần thiết xây dựng chiến lược HTX đô thị xuyên suốt các lĩnh vực chính sách khác, lồng ghép HTX trong mọi hoạt động phát triển đô thị.
Thứ tư, tăng cường lồng ghép chiều rộng và chiều sâu, khi nói đến việc lồng ghép chính sách HTX, điều thực sự quan trọng là cung cấp đầy đủ các tiêu chí và được lồng ghép trong các chính sách khác nhau, không chỉ bị cô lập trong chính sách về 'môi trường tự nhiên'.
Có những sai sót nguy hiểm cố hữu khi cố gắng thiết kế một chính sách HTX chỉ chú trọng vào môi trường tự nhiên (rừng cây, hồ nước, dòng chảy…) mà không có đủ sự kết nối giữa các mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách khác.
Chính sách HTX có trọng tâm về vốn tự nhiên, dịch vụ hệ sinh thái và lợi ích xã hội công chúng. Đây là một thách thức đối với HTX vì mối liên kết giữa các chính sách khác nhau với những mục tiêu khác nhau. Quy hoạch đô thị đã cho phép thiết kế các chính sách với sự lồng ghép trong ma trận chính sách. Hơn nữa, những chính sách này cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh cụ thể, được hỗ trợ đủ bởi bằng chứng liên quan và chắc chắn không chỉ nên nằm trong chính sách về 'Môi trường tự nhiên'.
Tăng cường thực hiện chính sách HTX là một nội dung rất quan trọng. Lưu ý một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, những bài học về thực hiện chính sách HTX mang lại thay đổi tích cực, trước hết để thực hiện chính sách HTX hiệu quả cần có những 'mối liên kết' quan trọng nhờ thiết kế chiến lược và chính sách HTX hiệu quả hơn ở quy mô quy hoạch địa phương (đô thị).
Cần tăng cường sự tham gia các chủ thể chính sách HTX, thực hiện chính sách HTX có sự tham gia toàn diện và có chủ ý của tất cả các chủ thể chịu tác động, những bên tham gia lĩnh vực chính sách có liên quan cần tham gia vào các cuộc thảo luận HTX có thể củng cố việc lồng ghép thực hiện phát triển HTX đô thị.
Quy hoạch không gian tích hợp HTX để cải thiện việc lồng ghép HTX có thể đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển bền vững đô thị, ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường. Điều này cũng kéo theo việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia (VDGs) và phát triển bền vững rộng hơn của Liên hợp quốc ở cấp độ toàn cầu.
Chính tiềm năng đa chức năng này của các giải pháp HTX dựa vào thiên nhiên đã tạo ra những cầu nối quan trọng khi các tổ chức xã hội và chính phủ ngày càng phải ứng phó với các tình huống khẩn cấp về khí hậu, đa dạng sinh học và bảo vệ sức khỏe người dân.
Thứ hai, sự thực hiện hiệu quả chính sách CHHSX như vậy đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ và có sự chung tay, để đưa mọi người tham gia đổi mới chính sách ở các quy mô địa phương (đô thị). Ở đây, HTX với cả các đối tác thông thường và bất thường (các bên liên quan) trong quan hệ đối tác toàn diện và có trách nhiệm là chìa khóa dẫn đến kết quả thành công.
Kết luận
Hoạch định chính sách HTX là hoạch định tăng cường mạng lưới các khu vực tự nhiên và bán tự nhiên, nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Mục tiêu chính sách HTX là tăng cường cấu trúc sử dụng thiên nhiên, quy trình tự nhiên và cơ chế phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, quy hoạch đô thị hướng đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể chính sách. Hoạch định chính sách cần tính đến sự đa lợi ích, các thách thức chính sách đến từ quan điểm phát triển, rào cản tài chính được xác định, chưa nắm bắt lợi ích HTX lâu dài.
Để tăng cường hoạch định chính sách HTX, cần định vị HTX trong khuôn khổ tăng cường kết cấu hạ tầng đô thị, cần thiết tăng cường nghiên cứu ở các cấp về HTX, nhất là cấp thành phố/địa phương để rút ra những giải pháp, công cụ chính sách HTX.
Đồng thời cần phải nâng cao nhận thức HTX trong hệ thống chính trị và thể chế hóa, luật hóa HTX trong các bộ luật về môi trường, đất đai, xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị. HTX cần được đưa vào quy hoạch quốc gia phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn, cần thiết xây dựng chiến lược HTX đô thị xuyên suốt các lĩnh vực chính sách khác, tăng cường lồng ghép với các chính sách phi môi trường khác, tránh bị cô lập trong chính sách về 'môi trường tự nhiên'.
Tài liệu tham khảo
(1) Amano, T., Butt, I., & Peh, K. S. H. (2018). The importance of green spaces to public health: A multi-continental analysis. Ecological Applications, 28(6), 1473- 1480. https://doi.org/10.1002/eap.1748
(2) Apud, A., Faggian, R., Sposito, V., & Martino, D. (2020). Suitability analysis and planning of green infrastructure in Montevideo, Uruguay. Sustainability (Switzerland), 12(22), 1-18. https://doi.org/10.3390/su12229683
(3) Aram, F., Higueras García, E., Solgi, E., & Mansournia, S. (2019). Urban green space cooling effect in cities. Heliyon, 5(4), e01339. https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2019.e01339
(4) Azadi, H., Ho, P., Hafni, E., Zarafshani, K., & Witlox, F. (2011). Multi-stakeholder involvement and urban green space performance. Journal of Environmental Planning and Management, 54(6), 785-811.
(5) Chen, W. Y. (2015). The role of urban green infrastructure in offsetting carbon emissions in 35 major Chinese cities: A nationwide estimate. Cities, 44, 112-120
(6) De Linares, P. G. (2018). Comparing urban food systems between temperate regions and tropical regions introducing urban agroforestry in temperate climates through the case of BUDAPEST. International Journal of Design and Nature and Ecodynamics, 13(4), 395-406. https://doi.org/10.2495/DNE-V13-N4-395-406
(7) Derkzen, M. L., van Teeffelen, A. J. A., & Verburg, P. H. (2017). Green infrastructure for urban climate adaptation: How do residents’ views on climate impacts and green infrastructure shape adaptation preferences? Landscape and Urban Planning, 157, 106-130. https://doi.org/10.1016/j.landurbplan.2016.05.027
(8) Dushkova, D., & Ignatieva, M. (2020). New trends in urban environmental health research: From geography of diseases to therapeutic landscapes and healing gardens. Geography, Environment, Sustainability, 13(1), 159-171. https://doi.org/10.24057/2071-9388-2019-99
(9) Escobedo, F., Varela, S., Zhao, M., Wagner, J. E., & Zipperer, W. (2010). Analyzing the efficacy of subtropical urban forests in offsetting carbon emissions from cities. Environmental Science & Policy, 13(5), 362-372.
(10) Felappi, J. F., Sommer, J. H., Falkenberg, T., Terlau, W., & Kötter, T. (2020). Green infrastructure through the lens of “One health”: A systematic review and integrative framework uncovering synergies and trade-offs between mental health and wildlife support in cities. Science of the Total Environment, 748, 141589.
(11) Foster, J., Lowe, A., & Winkelman, S. (2011). The value of green infrastructure for urban climate adaptation. Center for Clean Air Policy, 750(1), 1-52.
(12) Fuller, R. A., Irvine, K. N., Devine-Wright, P., Warren, P. H., & Gaston, K. J. (2007). Psychological benefits of greenspace increase with biodiversity. Biology Letters, 3(4), 390-42 394. https://doi.org/10.1098/rsbl.2007.0149
(13) Golden, S. M. (2014). Occupied by design: Evaluating performative tactics for more sustainable shared city space in private-led regeneration projects. WIT Transactions on Ecology and the Environment, 191, 441-452.
(14) Hamann, F., Blecken, G., Ashley, R. M., & Viklander, M. (2020). Valuing the multiple benefits of blue-green infrastructure for a Swedish case study: Contrasting the economic assessment tools B£ST and TEEB. Journal of Sustainable Water in the Built Environment, 6(4). https://doi.org/10.1061/JSWBAY.0000919.
(15) Holland, C., Clark, A., Katz, J., & Peace, S. (2007). Social interactions in urban public places. Policy Press.
(16) Nakamura, K. (2019). Green Infrastructure. Izumi, T., Shaw, R., Ishiwatari, M., Djalante, R., Komino, T., Sukhwani, V., & Adu Gyamfi, B., eds. (2019). 30 innovations linking Disaster risk reduction with sustainable development goals. Keio University, the University of Tokyo, UNUIAS, CWS Japan, Japan,:International Institute of Disaster Science (IRIDeS), pp.36.
(17) Porse, E. (2014). Risk-based zoning for urbanizing floodplains. Water Science and Technology, 70(11), 1755-1763. https://doi.org/10.2166/wst.2014.256
(18) Scott A.J, Corbett A., (2019), what does good green infrastructure policy look like? developing a policy assessment tool to assess plans, policies and programmes, 2019, Vol 20 (5), 633-55.
(19) Sussams, L. W., Sheate, W. R., & Eales, R. P. (2015). Green infrastructure as a climate change adaptation policy intervention: Muddying the waters or clearing a path to a more secure future? Journal of Environmental Management, 147, 184-193. https://doi.org/10.1016/j.jenvman.2014.09.003
(20) USEPA (US Environmental Protection Agency) (2007). Reducing stormwater costs through low impact development (LID) strategies and practices. US Environmental Protection Agency, EPA 841‐F‐07‐006, Washington, DC.
(21) Vineyard, D., Ingwersen, W. W., Hawkins, T. R., Xue, X., Demeke, B., & Shuster, W. (2015). Comparing green and grey infrastructure using life cycle cost and environmental impact: A rain garden case study in Cincinnati, OH. Journal of the American Water Resources Association, 51(5), 1342-1360. https://doi.org/10.1111/1752-1688.12320.