Sản phẩm hoàn thiện nhưng không thể triển khai bán hàng, dự án tắc nghẽn do vướng pháp lý, thời gian triển khai kéo dài dẫn đến đội chi phí… là những nguyên nhân khiến dòng vốn của doanh nghiệp bị bào mòn.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, NƠXH, nhà ở cho công nhân và kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS nhằm thúc đẩy thị trường phát triển, lành mạnh.
Ngày 13/11 tới đây, NHNN Việt Nam và Bộ Xây dựng sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 933/CĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thời gian của năm 2023 không còn nhiều, chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, các ngành chức năng cần chỉ đạo sát, thực hiện đồng bộ hiệu quả các giải pháp thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu… để kinh tế Việt Nam tăng trưởng với mức cao nhất, tạo đà trong những năm tới.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 5 dự án NƠXH với quy mô 9 nghìn căn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 5 dự án NƠXH khác đang được hoàn chỉnh hồ sơ theo ý kiến thẩm định lần 1.
Chính sách tài khóa đã phát huy tác dụng trong năm 2022 và 2023 nên cần được tiếp tục triển khai trong năm 2024 để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. TS Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại 8 địa phương Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Ninh Thuận.
Theo các chuyên gia, để tháo gỡ được các nút thắt của thị trường BĐS cần có những giải pháp đồng bộ hơn về quy trình pháp lý, tiếp cận nguồn vốn, tài chính để tạo thanh khoản và nguồn cung sản phẩm.
Các chuyên gia của VDSC cho rằng, việc thông qua sửa đổi Thông tư 06 chỉ là bước đi tạm thời, có tính trì hoãn kéo dài để hỗ trợ quá trình tái cấu trúc của các doanh nghiệp ngành bất động sản. Chính sách tiền tệ nới lỏng cần hướng tới sự phát triển chung của nền kinh tế.
Một số gói tín dụng dành cho bất động sản đã được đưa ra, nhưng việc giải ngân còn chậm. Trong khi đó, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN về cho vay có hiệu lực từ ngày 1/9/2023 có thể dựng thêm những “rào chắn” khiến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng trở nên khó khăn hơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay.
Cùng với những chính sách giảm lãi suất, các tổ chức tín dụng cần tạo nhiều điều kiện dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn, trong đó đẩy mạnh các chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp.