Những ngôi nhà “xanh“ được thiết kế theo tiêu chuẩn Passivhaus

07:00 29/03/2022
Passivhaus là một tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng được quốc tế công nhận, có nguồn gốc từ Đức vào những năm 1990. Nó chứng nhận các tòa nhà năng lượng thấp với mức độ cách nhiệt và độ kín khí cao.

Các tòa nhà kiểu này thường sử dụng hệ thống thông gió lắp kính ba lớp, tăng nhiệt năng lượng mặt trời và thu hồi năng lượng. Điều này có nghĩa là chúng có thể duy trì nhiệt độ gần như không đổi, cần ít năng lượng để sưởi ấm và tránh việc tiêu thụ năng lượng cao.

Vào năm 2019, studio Mikhail Riches ở London và kiến trúc sư Cathy Hawley đã giành được Giải thưởng Stirling cho dự án nhà ở xã hội ở Norwich giúp giải quyết tình trạng nghèo đói bằng cách đáp ứng các tiêu chuẩn Passivhaus.

Brick Passivhaus by McLean Quinlan

Devon Passivhaus, Anh Quốc

Một bức tường gạch thô bên ngoài ngôi nhà, được thiết kế bởi McLean Quinlan trong một khu vườn ở Devon.

Nó có tính năng cách nhiệt và kính ba lớp đáng kể, cũng như hệ thống lưu thông không khí, các tấm pin mặt trời và bộ lưu trữ điện năng cung cấp năng lượng cần thiết cho ngôi nhà.

White exterior of Saltbox Passive House

Saltbox Passive House, Canada

Saltbox Passive House là ngôi nhà thứ ba ở thành phố Quebec đạt được chứng chỉ Passivhaus.

Nó được thiết kế bởi L'Abri để phù hợp với các tiêu chuẩn của PHIUS, đây là hệ thống chứng nhận Passivhaus lớn nhất ở Bắc Mỹ. Studio cũng đã sử dụng vách ngăn bằng gỗ và vật liệu cách nhiệt bằng xenlulo để giúp giảm lượng phát thải CO2 cho tòa nhà.

stained cedar-clad house in Utah

TreeHaus, Hoa Kỳ

Kiến trúc sư Chris Price đã sử dụng gỗtuyết tùng nhuộm màu để ốp mặt tiền cho dinh thự Passivhaus này cho chính gia đình của mình.

Ngôi nhà, được đặt tên là TreeHaus, có một lớp bao bọc hiệu quả cao để đảm bảo nó luôn ấm áp trong những tháng mùa đông lạnh giá khi tuyết rơi thường xuyên. Nền đá bao quanh cũng giúp duy trì sự ấm áp cho ngôi nhà, nhằm hạn chế việc sử dụng năng lượng để sưởi ấm vào mùa đông.

House clad in recycled spruce

Casa GG, Tây Ban Nha

Casa GG là một ngôi nhà Passivhaus đúc sẵn ở gần Barcelona, được bao phủ bằng gỗ vân sam tái chế và được xây dựng chỉ trong bốn tháng.

Ngôi nhà được chia thành sáu mô-đun, được Alventosa Morell Arquitectes xếp thẳng hàng và được thiết kế để hấp thu tối đa ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Toàn bộ khu nhà có thể được sưởi ấm chỉ cần một hệ thống sưởi nhằm tối ưu chi phí cho việc sưởi ấm vào mùa đông.

Passivhaus home by Robert Arlt and Charles MacBride

PH01: BRK, Hoa Kỳ

Ngôi nhà "xanh" ở Nam Dakota này được tạo ra bởi các kiến trúc sư Robert Arlt và Charles MacBride cùng với một nhóm sinh viên địa phương nhằm thu hút sự chú ý đến việc xây dựng những ngôi nhà bền vững.

Theo nhóm nghiên cứu, ngôi nhà PH01: BRK là ngôi nhà đầu tiên trong khu vực sản xuất nhiều năng lượng hơn mức tiêu thụ nhờ lớp vỏ tiết kiệm năng lượng và các công nghệ bao gồm các tấm quang điện và hệ thống thông gió làm nóng không khí, và đảm bảo quá trình lưu thông không khí trong nhà. 

Zinc-clad house by Paul Archer Design

Day House, Anh Quốc

Ngôi nhà với mái bằng kẽm được thiết kế bởi Paul Archer Design nhằm tạo lên một ngôi nhà có khả năng cách nhiệt tốt

Tòa nhà bốn tầng, trông giống như một ngôi nhà hai tầng từ phía trước, được cách nhiệt và hoàn chỉnh với hệ thống thông gió thu hồi nhiệt giúp giữ ấm để đảm bảo hoạt động theo tiêu chuẩn của Passivhaus.

Old Water Tower home by Gresford Architects

Old Water Tower, Anh Quốc

Nằm ở vùng ngoại ô của một ngôi làng ở Berkshire, Old Water Tower giống như nhà kho là một ngôi nhà tự cung tự cấp được thiết kế và sở hữu bởi người sáng lập Gresford Architects, Tom Gresford.

Trong số các tính năng của nó là cửa sổ kính ba lớp và rèm bên ngoài tự động đóng lại ở phía đông, nam và tây khi thời tiết nóng bức. Studio cho biết hiệu suất năng lượng Passivhaus của ngôi nhà rất tốt, cần rất ít năng lượng để làm mát ngôi nhà vào mùa hè.

cantilevered house in Spain

Casa LLP, Tây Ban Nha

Một dự án Passivhaus khác của Alventosa Morell Arquitectes là dinh thự có tầm nhìn ra một dãy núi gần Barcelona.

Hệ thống thu năng lượng mặt trời thụ động và các bức tường cách nhiệt cao giúp giữ ấm cho ngôi nhà và góp phần tạo lên một ngôi nhà "xanh". Lượng điện năng cần thiết để sưởi ấm không gian trong nhà là 9 kilowatt giờ mỗi mét vuông - vượt quá mức cần thiết để nhận được chứng nhận Passivhaus từ Tổ chức Nhà thụ động Anh Quốc.

Wood-clad Forest Lodge by Pad Studio

Forest Lodge, Anh Quốc

Ngôi nhà lắp ghép ở New Forest này được thiết kế bởi Pad Studio để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về quy hoạch trong khu vực.

Ngôi nhà hoạt động theo các tiêu chuẩn của Passivhaus nhưng phần lớn là tự cung tự cấp, sử dụng các tấm pin mặt trời trên mái nhà cung cấp cho hệ thống sưởi, lưu thông không khí và các cơ sở xử lý nước thải tại chỗ.

Student-designed Passivhaus in Kansas

New York Street Passive House, Hoa Kỳ

Các sinh viên trong chương trình thiết kế và xây dựng tại Đại học Kansas đã thiết kế ngôi nhà "xanh" bền vững này.

Ngôi nhà hình chữ nhật được định hướng để tận dụng năng lượng mặt trời thụ động và được lót bằng vật liệu cách nhiệt có hiệu suất gần gấp ba lần mức tối thiểu theo yêu cầu của quy tắc thành phố. Nó cũng sử dụng các vật liệu và công nghệ thân thiện với môi trường bao gồm các tấm pin quang điện và hệ thống thông gió thu hồi năng lượng .

Bình luận