Thiết kế Tòa nhà giảng đường trung tâm Trường Đại học Thương mại đạt giải thưởng kiến trúc quốc tế

11:28 18/09/2024
Thiết kế Tòa nhà giảng đường trung tâm của Trường Đại học Thương mại đã vinh dự đạt Giải thưởng Green Good Design Awards 2024 - một trong những giải thưởng quốc tế danh giá nhất về lĩnh vực thiết kế bền vững và kiến trúc xanh.
Thiết kế Tòa nhà giảng đường trung tâm Trường Đại học Thương mại đạt giải thưởng kiến trúc quốc tế
Phối cảnh Tòa nhà giảng đường trung tâm Trường Đại học Thương mại (Ảnh: Sunjin Vietnam)

Được xem xét cẩn trọng về tính phù hợp khí hậu

Dự án Tòa nhà giảng đường trung tâm Trường Đại học Thương mại được thiết kế bởi Công ty liên doanh Sunjin Vietnam. Đây là một thiết kế được xem xét cẩn trọng về tính phù hợp khí hậu, tập quán, kết hợp áp dụng các kỹ thuật thiết kế mới, giúp cân đối chi phí.

Về công năng giảng đường, Dự án có chiến lược vận hành tương đồng với các tòa văn phòng: sử dụng cao điểm trong giờ hành chính và ngừng, nghỉ vào ban đêm. Mức hiệu quả năng lượng trên 45% không có solar panel là mức cao kỷ lục so với các công trình tương tự tại Việt Nam.

Công trình giảng đường mới đã đạt được mức tiết kiệm năng lượng trên 50% với chi phí đầu tư không tăng lên. Xứng đáng là công trình điển hình, hướng tới mục tiêu Net Zero năm 2050.

Từ đó, công trình đã đạt được mức tiết kiệm năng lượng trên 50% với chi phí đầu tư không hề tăng lên. Dự án đang hướng tới cột mốc hiệu quả năng lượng tới hơn 45% so với mức cơ sở của hệ thống chứng nhận LEED US.

Công trình đang trong quá trình thi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm đầu năm 2026.

Phối cảnh Tòa nhà giảng đường trung tâm Trường Đại học Thương mại (Ảnh: Sunjin Vietnam).

KTS Trần Nguyễn Quảng - Tổng giám đốc Công ty liên doanh Sunjin Vietnam - Chủ trì thiết kế công trình cho biết, hiện nay trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển, những khu giảng đường đại học xanh - sinh thái - tiết kiệm năng lượng đã khá phổ biến bởi hiệu quả tích cực nhiều mặt mang đến cho công tác giáo dục và vận hành sử dụng công trình.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, dù Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và ngành Xây dựng đã đẩy mạnh phát triển công trình xanh trong gần 20 năm qua nhưng các khu giảng đường đại học xanh - sinh thái - tiết kiệm năng lượng đạt chuẩn quốc tế gần như chưa xuất hiện.

Sự xuất hiện khái niệm Net Zero trong hoạt động kinh tế - xã hội và kiến trúc hiện nay càng cho thấy Việt Nam cần sớm có các hình mẫu công trình trường đại học xanh ở mức độ cao hơn trước, trên cơ sở cắt giảm tối đa lượng khí thải carbon trong mọi giai đoạn vòng đời của công trình. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm nguồn lực và thay đổi hoàn toàn hành vi của người sử dụng trong tương lai.

Định hướng triển khai đào tạo sinh viên các mã ngành kinh tế xanh

Ý tưởng về một khu giảng đường mới hiện đại và đạt được các tiêu chí xanh - sinh thái - tiết kiệm năng lượng đã được xác lập nhanh chóng ngay khi chủ trì, nhóm tư vấn thiết kế và Ban Giám hiệu Trường đại học Thương mại có những trao đổi đầu tiên để nhận thấy, không chỉ đơn giản là nhu cầu đổi mới, nâng cấp toàn diện đồng bộ cơ sở vật chất của trường, mà còn là các định hướng triển khai đào tạo sinh viên các mã ngành kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn bắt đầu ngay trong gian đoạn hiện nay.

Việc kiến tạo nên một khu giảng đường đa năng mới vừa hiện đại và khang trang, đồng thời đạt được các tiêu chí xanh - sinh thái - tiết kiệm năng lượng đạt chuẩn quốc tế tại Trường Đại học Thương mại lần này sẽ là lần đầu tiên xác lập một cấu trúc giảng đường đại học xanh hiện đại, tiện ích ở Việt Nam.

Mặt khác, sẽ gia tăng chất lượng tiện nghi học tập cho học sinh và giảng viên, đồng thời đóng vai trò tích cực như một học cụ trực quan hỗ trợ minh họa đắc lực cho công tác đào tạo kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn, cũng như dần thiết lập định hướng một nếp sống xanh cho các sinh viên là thế hệ chủ nhân và những nhà kiến tạo kinh tế đất nước tương lai.

Với mức tiết kiệm năng lượng trên 50% và chi phí đầu tư không tăng lên, xứng đáng là công trình điển hình, hướng tới mục tiêu Net Zero năm 2050.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, để đạt được điều này là không dễ dàng bởi các thách thức không chỉ là nguồn lực đầu tư mà còn phải giải quyết khắc phục các bất lợi về điều kiện tư nhiên như bức xạ mặt trời tại hướng mặt tiền hay tiếng ồn trực tiếp từ trục đường 32 và tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Do vậy, phương án thiết kế công trình đã được định hướng phải đạt được các tiêu chí tiết kiệm năng lượng thụ động, nghĩa là ngay từ bản thân thiết kế công trình phải đạt được thẩm mỹ kiến trúc; đồng thời có khả năng tối ưu hoá việc sử dụng, tiết kiệm nguyên vật liệu xây dựng, tối ưu về thông gió chiếu sáng tự nhiên, tổ chức điều kiện vi khí hậu, hạn chế bức xạ mặt trời vào mùa nóng và thất thoát nhiệt vào mùa lạnh, hạn chế tiếng ồn...

Bên cạnh đó, phương án thiết kế cũng đạt được các tiêu chí tiết kiệm năng lượng chủ động trên cơ sở ứng dụng đồng bộ nhiều giải pháp, hệ thống thiết bị (chiếu sáng, điều hoà không khí…) tiết kiệm năng lượng.

Được thành lập tại Chicago vào năm 1950, Good Design một trong những giải thưởng thiết kế uy tín và lâu đời nhất trên thế giới. Trong đó, Green Good Design Awards - một nhánh của Good Design, được tạo ra với mục tiêu thúc đẩy thiết kế xanh, đóng góp tích cực cho môi trường và phát triển bền vững. Đây cũng được coi là một trong những giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực thiết kế bền vững và kiến trúc xanh.

Bình luận