Thương chiến Mỹ - Trung: Hạ nhiệt chứ chưa hạ màn

Đây không chỉ là hồi kết một cuộc thương chiến mà là sự mở đầu cho một trật tự kinh tế toàn cầu mới, nơi những kẻ thao túng không còn đất diễn và nơi tiếng nói của công bằng thực sự được lắng nghe.
Thương chiến Mỹ - Trung: Hạ nhiệt chứ chưa hạ màn
Ảnh minh họa. Nguồn: INT

Một cơn địa chấn địa chính trị và kinh tế vừa rung chuyển toàn cầu. Trong một diễn biến gây sửng sốt giới quan sát quốc tế, Trung Quốc - quốc gia từng tuyên bố không bao giờ đầu hàng trước Hoa Kỳ, đã chính thức phải ký vào một thỏa thuận thương mại lịch sử với Mỹ dưới sức ép khủng khiếp từ Tổng thống Donald Trump. Sự kiện này không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mà còn được xem như một chiến thắng quyết định mang dấu ấn Trump, người đã dám chơi ván bài cuối cùng với mức thuế trừng phạt lên tới 145% để buộc Bắc Kinh phải cúi đầu.

Sự kiện này được ví như màn đầu hàng chính trị - kinh tế chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Các điều khoản buộc Trung Quốc phải thay đổi toàn diện mô hình phát triển và một lần nữa Donald Trump lại khiến cả thế giới phải nhìn nhận lại vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ.

Thỏa thuận được là kết quả của áp lực kéo dài suốt nhiều tháng từ Washington

Phái đoàn đàm phán Trung Quốc do Phó Thủ tướng Hà Lập Phòng dẫn đầu đã đạt được đồng thuận cuối cùng với các quan chức thương mại Mỹ tại Thụy Sỹ. Nội dung chi tiết đã được công bố vào thứ Hai theo giờ Washington. Giới chức Mỹ khẳng định đây là một bước tiến lịch sử trong việc cân bằng lại trật tự thương mại toàn cầu vốn đã méo mó quá lâu vì sự thao túng từ Bắc Kinh.

Tổng thống Trump gọi đây là cuộc chiến vì công bằng kinh tế và ông đã chiến thắng. Với khoản thâm hụt thương mại khổng lồ lên đến 1.200 tỷ USD, Tổng thống Trump không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và kết quả thỏa thuận với Bắc Kinh là bước đi đầu tiên để chấm dứt điều đó. Cơn bão các loại thuế quan cứng rắn đã đánh thẳng vào tâm điểm nền kinh tế Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Trump còn khởi động chiến dịch “Ngày giải phóng”, đưa ra các đòn trừng phạt mang tính tái định hình hệ thống toàn cầu. Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hoa Kỳ, từng phản đối dữ dội nhưng những đòn đánh liên tục từ Washington đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngân hàng Trung Quốc rơi vào khủng hoảng thanh khoản, làn sóng đóng cửa ngân hàng lan rộng. Thị trường bất động sản vốn là trụ cột cuối cùng cũng chao đảo khiến nền tài chính Trung Quốc đứng bên bờ vực sụp đổ.

Giới đầu ăn mừng, thị trường chứng khoán Mỹ chuyển màu xanh

Ngay khi thông tin thỏa thuận được xác nhận, thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tích cực, sắc xanh ngập tràn, thêm 2.000 tỷ USD giá trị chỉ sau vài phút giao dịch, khi Dow Jones tăng hơn 1.000 điểm, Nasdaq tăng 4%, các cổ phiếu công nghệ như Apple, Amazon, Tesla tăng vọt. Giới đầu tư quốc tế coi đây là chiến thắng mang tính bước ngoặt, không chỉ giúp Mỹ khôi phục thế cân bằng thương mại mà còn xác lập một nguyên tắc mới, không quốc gia nào có thể mãi thao túng thị trường toàn cầu mà không trả giá.

Trung Quốc từ ngạo mạn đến nhượng bộ, cú rẽ ngoạn mục dưới áp lực Trump

Chỉ cách đây vài tháng, Trung Quốc còn tung ra một chiến dịch truyền thông đẩy tính tự tôn. Một trong số nội dung của chiến dịch gây chú ý là video ca nhạc mang tên “Không đầu hàng” nhằm thể hiện ý chí kiên cường của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Nhưng thực tế phũ phàng đã khiến khẩu hiệu ấy nhanh chóng bị gạt bỏ. Thất nghiệp gia tăng, dòng vốn tháo chạy, nợ công vượt trần, Bắc Kinh buộc phải xuống nước.

Ông Trump là Tổng thống duy nhất dám làm điều chưa từng có. Trong hơn 3 thập kỷ qua, không một Tổng thống Mỹ nào dám áp thuế nặng tay lên Trung Quốc như ông Trump đã làm; không ai dám dùng cụm từ tuyên bố chiến tranh kinh tế với một đối thủ lớn như Bắc Kinh. Nhưng Trump thì khác, ông không dùng những lời lẽ ngoại giao mềm mỏng mà dùng hành động và hành động đó đã có kết quả.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent, người tham gia trực tiếp hội đàm tại Geneva chia sẻ: “Tôi có thể nói với quý vị các cuộc đàm phán đã có hiệu quả rõ rệt. Trung Quốc từ lâu là mục tiêu chỉ trích của Tổng thống vì các hành vi thương mại không công bằng. Từ xuất khẩu fentanyl gây chết người, thao túng tiền tệ và đánh cắp tài sản trí tuệ 600 tỷ USD mỗi năm đến việc ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ. Hôm nay mọi thứ đã thay đổi, chiến lược gây rối để đàm phán đã buộc cả thế giới phải quay lại bàn đối thoại. Không chỉ Trung Quốc, trong vài tuần gần đây, Việt Nam, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đã chủ động đề nghị tái khởi động các cuộc đàm phán thương mại song phương với Hoa Kỳ. Chiến lược của Tổng thống Trump tuy gây xáo trộn tạm thời nhưng lại tạo ra động lực lớn cho các quốc gia điều chỉnh chính sách theo hướng công bằng và minh bạch hơn”.

Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer kết luận: “Thỏa thuận lần này là minh chứng rõ ràng rằng khi có đủ ý chí chính trị và một chiến lược đàm phán dứt khoát, chúng ta có thể buộc bất kỳ đối thủ nào, kể cả những cường quốc kiêu ngạo nhất phải lùi bước. Khẩu hiệu “Không đầu hàng”, màn kịch cuối cùng trước khi Bắc Kinh đầu hàng”.

Chiến lược cứng rắn của Tổng thống Trump khiến nền kinh tế Trung Quốc chao đảo, Bắc Kinh vẫn cố gắng duy trì hình ảnh kiên cường trước dư luận trong nước. Những tuyên bố như cúi đầu trước bá quyền khác nào tự tìm diệt vong hay chiến dịch tuyên truyền mang tên không đầu hàng được phát trên video ca nhạc song ngữ là ví dụ điển hình. Các tờ báo thân chính quyền như Đại Công báo vội vàng hùa theo chiến dịch này nhằm trấn an tâm lý công chúng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Quách Gia Khôn, cũng không quên nhấn mạnh đây là cách để các bên hiểu rõ lập trường kiên định của Trung Quốc. Nhưng tất cả những lời lẽ hoa mỹ ấy, theo giới quan sát, chỉ là lớp vỏ ngụy trang vụng về và khi người ta phải lớn tiếng hô không đầu hàng, đó là lúc họ cảm thấy nguy cơ bị ép đầu hàng là có thật. Bắc Kinh hoảng loạn, từ khẩu hiệu đến những hành động vội vã trong tuyệt vọng.

Nền kinh tế Trung Quốc bên bờ vực khủng hoảng toàn diện

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sự sụp đổ dây chuyền. Hàng loạt nhà máy tại miền Nam Trung Quốc, vốn là đầu tàu công nghiệp xuất khẩu, đã phải đóng cửa, nhiều nhà sản xuất đã cho công nhân nghỉ việc tạm thời hoặc bắt đầu sa thải một lượng lớn công nhân, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Ngân hàng đầu tư Nomura cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc có thể mất đến 16 triệu việc làm nếu chiến tranh thương mại tiếp tục kéo dài. Để đối phó, Bắc Kinh buộc phải tung ra hàng loạt gói kích thích tiền tệ bằng các chính sách hạ lãi suất, bơm hơn 138 tỷ USD vào hệ thống tài chính. Tuy nhiên giới chuyên gia đều nhận định đây chỉ là biện pháp câu giờ, không giải quyết tận gốc rễ nếu Trung Quốc không tìm được tiếng nói chung với Washington. Giáo sư Scott Kennedy - Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định: Trung Quốc có thể đưa ra tiêu chuẩn rất cao nhưng rõ ràng chính quyền Trump đang nắm thế chủ động. Bắc Kinh không thể thoái thác được nữa, họ đang bị dồn vào chân tường. Khủng hoảng ngân hàng và bất động sản là đòn giáng chí mạng vào hệ thống tài chính Trung Quốc.

Trong khi Bắc Kinh tìm cách thương lượng một cách âm thầm, nền tài chính của họ đã và đang gánh chịu hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bất động sản, quả bom nổ chậm, đang kéo ngân hàng chìm sâu hơn. Thị trường bất động sản từng là động lực tăng trưởng số một của Trung Quốc, nay đã không còn giữ được nhịp. Theo The Wall Street Journal, trong tháng 5/2015, giá nhà tại 68/70 thành phố lớn và vừa ở Trung Quốc đã sụt giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là một tín hiệu đầy bất an. Nguyên nhân là do chính quyền Bắc Kinh đã tháo gỡ các chính sách kiểm soát giá, cho phép doanh nghiệp tự quyết giá bán, ít nhất 18 thành phố đã nới lỏng hoặc xóa bỏ giới hạn giá. Tuy nhiên, điều này lại đẩy hệ thống tài chính vào thế nguy hiểm. Giá trị tài sản thế chấp giảm mạnh, nợ xấu bùng nổ. Các ngân hàng vốn đã mất thanh khoản vì thua lỗ giờ đây phải đối mặt với khoản vay thế chấp bị mất một lượng lớn giá trị. Trong giai đoạn bất động sản phát triển nóng, các ngân hàng đã mở rộng tín dụng dựa vào tài sản thế chấp. Khi thị trường sụp đổ, chính các khoản thế chấp này lại trở thành gánh nặng nhấn chìm hệ thống ngân hàng.

Bắc Kinh đã thua trong cuộc chơi do Trump thiết kế. Không chỉ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, Trung Quốc giờ đây còn phải loay hoay đối phó với sóng thần tài chính đang bắt đầu bùng phát. Các chuyên gia cảnh báo, số lượng ngân hàng phá sản tại Trung Quốc sẽ tăng là xu hướng không thể tránh khỏi khi nền kinh tế bị dẫn dắt bằng những khẩu hiệu thay vì chiến lược thực tế.

Chính sách thuế của Tổng thống Trump không chỉ là đòn trả đũa thương mại, đó là một chiến lược kinh tế sắc bén, có mục tiêu rõ ràng và được triển khai nhất quán. Ông không chỉ khiến Trung Quốc phải lùi bước về mặt ngoại giao mà còn buộc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phải tự nhìn lại toàn bộ mô hình phát triển của mình. Trong cuộc chiến này, dù không một phát súng được bắn ra nhưng Trung Quốc đã phải đầu hàng bằng chính hệ thống tài chính của mình.

Trong một động thái gây ngạc nhiên và lo ngại, theo The Wall Strett Journal ngày 05/5 đã đưa tin rằng chính quyền Trung Quốc đã âm thầm ngưng công bố hàng loạt chỉ số kinh tế quan trọng, vốn từng được giới chuyên gia quốc tế sử dụng để đánh giá tình trạng nội tại của nền kinh tế nước này. Những chỉ số như tỷ lệ thất nghiệp thực, tồn kho hàng công nghiệp, dòng vốn đầu tư tư nhân hay nợ xấu ngân hàng, là những thước đo sức khỏe tài chính, giờ đây bị rút khỏi hệ thống công bố định kỳ. Hành động này, theo các nhà phân tích quốc tế cho thấy Bắc Kinh không còn đủ tự tin để minh bạch dữ liệu với thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng đang cận kề. Khi không thể kiểm soát được tình hình thực tế, chính quyền Trung Quốc chọn cách kiểm soát thông tin, một chiến thuật quen thuộc trong hệ thống bưng bít thông tin.

Thị trường tài chính thế giới ăn mừng chiến lược Trump phát huy hiệu quả

Ngay khi các thông tin ban đầu về kết quả đàm phán tại Geneva được hé lộ, thị trường tài chính toàn cầu lập tức phản ứng tích cực. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy giới đầu tư đánh giá cao hiệu quả của chiến lược đàm phán.

Ông Jamieson Greer - đại diện Thương mại Mỹ và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent tuyên bố 2 bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ, trong đó Trung Quốc cam kết sẽ giảm đáng kể thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ - một mục tiêu chiến lược mà ông Trump đã đặt ra ngay từ đầu nhiệm kỳ. Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong cũng không còn giữ thái độ cứng rắn mà công khai thừa nhận “cuộc gặp là thẳng thắn và quan trọng. Mỹ đã khiến chúng tôi phải tái đánh giá lập trường”.

Nhà đầu đặt cược vào chiến thắng của Trump

Niềm tin đang được phục hồi nhanh chóng khi giới đầu tư nhận thấy Tổng thống Trump không chỉ đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán mà còn giữ vững thế chủ động trong toàn bộ quá trình. Dù thỏa thuận hiện tại chỉ mới là bước đầu nhưng chỉ số S&P 500 đã xóa gần như toàn bộ đà giảm trước đó, kể từ đầu tháng 4/2025 - thời điểm căng thẳng thuế quan đạt đỉnh. Đây là minh chứng rõ nét rằng chính sách mạnh tay không những không gây sụp đổ thị trường như nhiều người lo sợ mà ngược lại đã định hình lại niềm tin cho nhà đầu tư toàn cầu. Việc Washington kiểm soát thế trận hiện tại là bước ngoặt then chốt, nó đánh dấu sự dịch chuyển từ đối đầu sang hợp tác và điều đó cuối cùng là hoàn toàn có lợi cho Mỹ.

Trump tiếp tục cảnh báo, mức thuế 80% sẽ được kích hoạt nếu Trung Quốc không nhượng bộ sâu hơn. Trong khi thị trường đang hào hứng đón nhận tín hiệu tích cực, Tổng thống Donal Trump vẫn không quên phát đi lời cảnh báo. Mức thuế 80% với hàng hóa Trung Quốc vẫn nằm trên bàn và sẽ được triển khai nếu Bắc Kinh không đi xa hơn nữa trong cam kết nhượng bộ. Chiến thuật giơ cao đánh chậm của ông Trump không chỉ khiến Trung Quốc mất thế chủ động mà còn củng cố vị thế đàm phán của Mỹ một cách chắc chắn. Bằng cách giữ áp lực cao, Tổng thống Trump đang khiến phía Trung Quốc hiểu rằng nếu không tiến hành cải cách thực chất, hậu quả kinh tế sẽ còn khốc liệt hơn nữa.

Nền kinh tế Mỹ chứng minh khả năng chống chịu đáng kinh ngạc. Mặc dù đối mặt với sự bất ổn trong môi trường thương mại, nền kinh tế Hoa Kỳ vấn cho thấy sức bật vượt trội. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tuy có đôi chút điều chỉnh nhưng tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tiêu dùng cá nhân vẫn giữ được xu hướng tích cực. Các dữ liệu mềm như kỳ vọng thu nhập, đơn đặt hàng mới cũng cho thấy sự vững chắc trong lòng tin của giới doanh nghiệp Mỹ.

Hoa Kỳ, hình mẫu về sức mạnh đàm phán và ổn định tài chính giữa cơn sóng dữ

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ không chỉ khiến Trung Quốc phải rút lui về chiến lược mà còn duy trì được sự ổn định cho hệ thống tài chính nội địa. Việc tránh được một cuộc khủng hoảng thị trường trong khi vẫn đạt được tiến triển thương mại đáng kể là minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh lãnh đạo và năng lực điều hành kinh tế vĩ mô. Tổng thống Trump không chỉ làm rõ lập trường của Mỹ trước hành vi thương mại bất công từ Bắc Kinh mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới toàn thế giới: Nước Mỹ không bao giờ đầu hàng, không bao giờ thỏa hiệp với bất công và luôn biết cách giành chiến thắng dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Nội dung chi tiết của thỏa thuận Mỹ - Trung và phản ứng của các nước liên quan

Một thỏa thuận lịch sử mang tính định hình lại trật tự thương mại toàn cầu

Bản thỏa thuận chính thức giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những bản thỏa thuận có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất trong hơn 2 thập kỷ qua. Nội dung của thỏa thuận không chỉ giới hạn trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại mà còn bao gồm nhiều cải cách cơ cấu sâu rộng của Bắc Kinh phải tuân thủ luật chơi toàn cầu một cách nghiêm túc hơn.

Những điều khoản trọng yếu của thỏa thuận Mỹ - Trung:

1. Cam kết cắt giảm thâm hụt thương mại ít nhất 300 tỷ USD trong 24 tháng. Đây là điều khoản được Tổng thống Trump đặc biệt nhấn mạnh từ đầu nhiệm kỳ. Theo đó, Trung Quốc buộc phải gia tăng nhập khẩu các mặt hàng chiến lược từ Mỹ như năng lượng, nông sản, công nghệ cao và dịch vụ tài chính. Đặc biệt, trong năm đầu tiên, Trung Quốc sẽ tăng mua đậu nành, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG và máy bay Boeing với tổng giá trị trên 150 tỷ USD.

2. Chấm dứt chính sách ép buộc chuyển giao công nghệ. Trung Quốc bị yêu cầu phải sửa đổi các luật và quy định có liên quan đến việc bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ khi đầu tư hoặc hợp tác liên doanh tại thị trường Trung Quốc. Đây là một trong những điểm mấu chốt từng khiến hàng trăm công ty Mỹ ngần ngại tham gia sâu hơn vào thị trường tỷ dân này.

3. Tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trung Quốc phải thành lập một cơ quan độc lập có thẩm quyền tư pháp nhằm xử lý các vụ vi phạm bản quyền, bằng sáng chế và đánh cắp công nghệ. Mỹ sẽ có quyền giám sát trực tiếp quá trình này thông qua một ủy ban song phương.

4.Tự do hóa thị trường tài chính Trung Quốc. Các tập đoàn tài chính Mỹ được phép sở hữu toàn bộ cổ phần trong các công ty chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng tại Trung Quốc, điều mà trước đây bị hạn chế nghiêm ngặt. Thị trường tài chính Trung Quốc phải tiến tới mở cửa hoàn toàn trước năm 2027 theo lộ trình giám sát chung.

5. Ngừng trợ cấp bất công cho doanh nghiệp nhà nước. Bắc Kinh buộc phải minh bạch hóa toàn bộ các khoản trợ cấp nhà nước, đặc biệt là trong các ngành sản xuất dư thừa như thép, xi măng, hóa chất. Các khoản hỗ trợ vi phạm quy tắc WTO sẽ phải bị loại bỏ hoặc công khai mức hỗ trợ để đảm bảo cạnh tranh công bằng.

6. Cơ chế trừng phạt tái kích hoạt nếu Trung Quốc vi phạm cam kết. Đây là điểm mang dấu ấn của Trumpm, cứng rắn và không khoan nhượng. Nếu phía Mỹ xác định Bắc Kinh không tuân thủ thỏa thuận, Washington có quyền đơn phương tái áp dụng mức thuế lên đến 145% và không cần tái đàm phán. Điều này nhằm răn đe và đảm bảo rằng Trung Quốc không lặp lại các hành vi gian lận như trong quá khứ.

Phản ứng của các nước lớn và đồng minh của Hoa Kỳ:

1. Liên minh châu Âu (EU) phát tín hiệu cảnh báo cho chiến lược thương mại tương lai. Một số chuyên gia đánh giá thỏa thuận Mỹ - Trung là bình thường hóa sự đối đầu nhưng đồng thời lo ngại rằng sự thành công của chiến lược, có thể khiến Mỹ sử dụng cách tiếp cận tương tự với châu Âu. Trong nội bộ EU, các quốc gia như Pháp và Đức kêu gọi nhanh chóng nâng cấp cơ chế phòng vệ thương mại để tránh bị Mỹ ép bàn đàm phán trong tương lai gần.

2. Nhật Bản, cơ hội vàng cho củng cố liên minh thương mại với Mỹ. Giới quan sát trong nước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận này và xem đây là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác với Washington. Sau khi chịu áp lực thuế tương tự từ chính quyền Trump, Nhật Bản đã chủ động đề nghị đàm phán song phương nhằm tránh kịch bản giống Trung Quốc. Việc Mỹ thắng thế trước Bắc Kinh cũng giúp Nhật yên tâm hơn về vai trò của liên minh Mỹ - Nhật trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

3. Việt Nam, vừa là thách thức vừa là cơ hội đột phá. Việt Nam được giới phân tích đánh giá là người hưởng lợi lớn nhất trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung và thỏa thuận này càng củng cố vai trò đó. Khi Trung Quốc buộc phải cắt giảm xuất khẩu một số mặt hàng và mở cửa nhập khẩu, Việt Nam có cơ hội thế chỗ trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, may mặc và chế biến nông sản. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng gia tăng khi Mỹ sẽ giám sát chặt hơn xuất xứ hàng hóa nhằm tránh hiện tượng mượn xuất xứ Việt Nam để lách thuế.

4. Ấn Độ và ASEAN, sẵn sàng thay thế Trung Quốc trong dòng vốn FDI. Nhiều quốc gia ASEAN như Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã sẵn sàng cải thiện môi trường đầu tư để đón dòng vốn đang tháo chạy khỏi Trung Quốc. Ấn Độ cũng triển khai hàng loạt gói ưu đãi thuế để mời gọi các tập đoàn Mỹ dịch chuyển cơ sở sản xuất. Với kết quả từ thỏa thuận, xu hướng “Trung Quốc+1” sẽ trở thành chiến lược phổ biến của các công ty toàn cầu trong 5 năm tới.

Tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Trump không chỉ là một thỏa thuận mà là một trật tự mới. Điều đáng nói nhất ở đây là thỏa thuận này không chỉ giải quyết mâu thuẫn thương mại Mỹ - Trung, nó là một phần của chiến lược lớn hơn là tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu, đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu tuyệt đối và buộc các nền kinh tế lớn phải tuân thủ luật chơi minh bạch, công bằng và có trách nhiệm.

Tổng thống Trump, người từng bị hoài nghi khi phát động cuộc thương chiến, nay đã chứng minh rằng cứng rắn, nguyên tắc và tầm nhìn dài hạn là 3 yếu tố cốt lõi để đối đầu và chiến thắng trong một cuộc chiến kinh tế toàn cầu.

Kết luận

Từ những ngày đầu bị xem là cuộc chơi nguy hiểm cho đến thời khắc lịch sử hôm nay, thương chiến Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tạm thời khép lại bằng một thỏa thuận mà cả thế giới đều phải dõi theo.

Trung Quốc, quốc gia từng tuyên bố không bao giờ nhượng bộ, rốt cuộc đã phải cúi đầu, không phải bằng lời nói mà bằng hành động, bằng việc chấp nhận những điều khoản mang tính cải cách sâu rộng chưa từng có. Thỏa thuận này không chỉ đánh dấu sự lùi bước của Bắc Kinh mà còn là thắng lợi chiến lược của Hoa Kỳ trong việc tái định hình trật tự thương mại toàn cầu. Dưới sự lãnh đạo cứng rắn nhưng hiệu quả của tổng thống Trump, nước Mỹ không chỉ bảo vệ được lợi ích của mình mà còn thiết lập một nguyên tắc mới công bằng minh bạch có trách nhiệm.

Từ dữ liệu bị bưng bít, làn sóng phá sản, ngân hàng đến thị trường bất động sản sụp đổ và việc Trung Quốc buộc phải hạ mình mở lại đàm phán tại Geneva, tất cả đã cho thấy lời nói cứng rắn không thể thay thế cho nền tảng kinh tế bền vững. Trong trận đấu này, Washington là bên duy nhất vừa giữ được vị thế, vừa khơi dậy lại niềm tin thị trường, vừa tạo ra cơ hội cho các quốc gia đồng minh và đối tác từ EU, Nhật Bản đến Việt Nam.

Đây không chỉ là hồi kết một cuộc thương chiến mà là sự mở đầu cho một trật tự kinh tế toàn cầu mới, nơi những kẻ thao túng không còn đất diễn và nơi tiếng nói của công bằng thực sự được lắng nghe.

Bình luận