Được kết nối hoàn toàn với lưới điện và đưa vào vận hành vào năm 2020, trang trại điện gió này bao gồm 3 bệ nổi với một tuabin Vestas công suất 8,4 MW trên mỗi bệ. Các bệ bán chìm được neo vào đáy biển 100 m dưới bề mặt và được kết nối với một trạm biến áp điện ở Viana do Costelo, Bồ Đào Nha, thông qua một sợi cáp dài 20 km.
Vestas nổi tiếng với việc sản xuất các tuabin lớn với công suất phát điện cao. Các tuabin được sử dụng trong dự án Windfloat Atlantic có đường kính 164 m, với đầu cánh quạt quay nhanh tới 373 km/h, tạo ra dòng điện một chiều 66.000 vôn.
Các trang trại điện gió nổi bán chìm có lợi thế độc đáo là có thể đặt ở vùng nước sâu đối với các tuabin cố định đáy truyền thống, vốn chỉ khả thi ở vùng nước sâu khoảng 50 - 60 m. Khi các hệ thống được lắp đặt ra xa bờ, gió có xu hướng mạnh hơn và đều hơn, giúp các tuabin hoạt động hiệu quả hơn trong việc khai thác năng lượng gió so với các tuabin trên đất liền. Với bản chất 3 chân, chìm một phần của các bệ có hệ thống dằn chủ động, hệ thống ổn định hơn ở vùng biển động, đồng thời cũng tăng hiệu suất sản xuất điện năng.
Từ năm 2011 đến năm 2016, dự án Windfloat Atlantic đã đưa một nguyên mẫu 2 MW ra biển, nơi nó tạo ra điện trong 5 năm liên tục, hệ thống cũng đã vượt qua các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió lớn lên đến 111 km/h và sóng cao 17 m, mở đường cho việc lắp đặt quy mô đầy đủ 25 MW của dự án.
Năm 2023, Windfloat Atlantic đã sống sót sau một cơn bão đặc biệt tồi tệ với tốc độ gió 139 km/h và những đợt sóng cao 20 m, chứng minh hệ thống phát điện ngoài khơi mạnh mẽ như thế nào.