Tòa nhà chào đón du khách đến với Grand World Phú Quốc, là một phần của Phú Quốc United Centre - khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí rộng hơn 1.000 ha trên đảo.
Võ Trọng Nghĩa Architects được giao nhiệm vụ thiết kế một công trình kiến trúc thể hiện văn hóa Việt Nam và mang đến một biểu tượng đậm nét ở lối vào khu đất rộng lớn.
Trung tâm đón khách có tổng diện tích sàn là 1.460 m2, và được làm từ tre bằng các phương pháp xây dựng mà studio đã lên kế hoạch trong nhiều năm.
Trung tâm được hoàn thành bằng cách sử dụng khoảng 42.000 thân tre - loại thân rỗng sinh trưởng nhanh trong khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
Công trình này sử dụng dây thừng và ghim tre để kết nối với nhau, phức tạp hơn so với các công trình kiến trúc bằng tre trước đây do sử dụng hệ thống kết cấu lai ghép.
Cấu trúc dày đặc bao gồm một loạt các mái vòm, lưới, với khoảng trống bên trong được điêu khắc thành các hình dạng của hoa sen và trống đồng, những hình tượng mang tính truyền thống của Việt Nam.
Khung tre tạo ra không gian nội thất cảm giác mở với cấu trúc dạng lưới cho phép ánh sáng xuyên vào trong.
Các cửa sổ trần được kết hợp với mái tranh của tòa nhà cũng cho phép ánh sáng ban ngày chiếu vào bên trong, trong khi hệ thống lưới tạo điều kiện thông gió tự nhiên cho không gian bên trong.
"Ánh sáng chiếu vào rất đẹp và cùng với màu sắc tự nhiên của tre, tạo ra một bầu không khí ấm cúng và thân mật, cấu trúc tạo lên một không gian rất thoáng khí", studio cho biết thêm.
Du khách đến khu nghỉ mát băng qua một quảng trường và đi theo con đường bắc cầu với một hồ nước, trước khi vào trung tâm chào đón qua một cửa vòm. Lối đi hình vòm kéo dài xuyên suốt tòa nhà, dẫn vào hai sảnh là hình đài sen và trống đồng.
Những khoảng trống bên trong được điêu khắc tượng trưng cho những biểu tượng truyền thống, đáp ứng yêu cầu của khách hàng rằng tòa nhà phải thể hiện được văn hóa Việt Nam.
Võ Trọng Nghĩa, người sáng lập studio cùng tên, đã mô tả tre là "thép xanh của thế kỷ 21". Ông nói thêm rằng vật liệu dồi dào và giá cả phải chăng ở quê hương Việt Nam của anh, đặc biệt thích hợp để tạo ra các công trình không gian mở hoặc bán ngoài trời.
Các dự án sử dụng tre trước đây do studio hoàn thành bao gồm một nhà hàng với mái vòm đặt trên một hồ nước nhân tạo và một loạt túp lều trên bãi biển với mái tranh tạo thành một phần của khu nghỉ dưỡng trên một hòn đảo nhỏ.
Ngoài việc sử dụng tre trong thiết kế công trình, studio được biết đến với việc khám phá các giải pháp kiến trúc xanh khác và kết hợp cây trồng trong nhiều dự án của mình.
Tại Vịnh Hạ Long của Việt Nam, studio của ông Nghĩa đã thiết kế một biệt thự với cây cối mọc xuyên qua các bức tường bê tông, trong khi các loại cây nhiệt đới phủ kín ban công của một khách sạn ở Đà Nẵng.