Xu thế tất yếu của nhà cung cấp vật liệu xi măng cho công trình giao thông

09:46 24/12/2021
Phát triển các dòng vật liệu xi măng cho những công trình cầu giao thông đường bộ hiện đại, phức tạp, có đặc thù riêng luôn là bài toán khó đặt ra đối với mỗi nhà sản xuất.

Thực tiễn hoạt động tại công trình cầu Phú Mỹ và Cao Lãnh cho thấy Công ty Xi măng INSEE Việt Nam có thể giải quyết những vấn đề khó đặt ra trong công tác thi công và yêu cầu phức tạp của công trình.

Giải quyết những vấn đề khó khăn của từng dự án

Cầu Phú Mỹ (khởi công 9/9/2005, hoàn thành 2/9/2009) là cây cầu dây văng dài nhất TP HCM và cũng là một trong những cây cầu dây văng hiện đại nhất thế giới, do Công ty BBBH Consortium - một liên danh giữa Bilfinger Berger của Đức và Bauderstone Hornibrook của Australia là tổng thầu thiết kế và thi công. Yêu cầu vật liệu xi măng cho dự án này chuyên biệt, đạt chất lượng tốt nhất cho từng hạng mục cụ thể như: bê tông cho sàn, trụ cầu, phải đạt cường độ cao sớm, sau 22 giờ, để xoay vòng ván khuôn nhanh, tăng tiến độ dự án với chu kì 5 ngày hoàn thành một module sàn; bê tông phải phòng ngừa nguy cơ phá hủy kết cấu do phản ứng kiềm - cốt liệu; bê tông cọc nhồi duy trì tính công tác tốt sau 3 giờ. Đặc biệt, dự án yêu cầu bê tông ít tỏa nhiệt nhằm giảm thiểu nguy cơ nứt do nhiệt cho phần đài cọc. Đài cọc với kích thước 60x19x4m là bê tông khối lớn có tổng khối lượng 3.200 m3, chia làm 4 giai đoạn đổ bê tông, tối đa mỗi khối đổ 1.100 m3.

Hay tại dự án cầu Cao Lãnh (19/10/2013 – 27/5/2018), là dự án cầu dây văng kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Mê Kông bắc qua sông Tiền, địa phận tỉnh Đồng Tháp, do liên danh Nhà thầu China Road &Bridge Corporation và Vinaconex E&C thi công dưới sự giám sát và tư vấn của Liên danh tư vấn Wilbur Smith Associated (Mỹ) - WSP Finland (Phần Lan) - Yooshin Engineering Corporation Joint Venture (Hàn Quốc) cùng vai trò quản lý dự án của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận.

Dự án yêu cầu vật liệu xi măng đạt chất lượng tốt, ổn định, đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ASTM và cấp phối bê tông theo tiêu chuẩn ACI. Yêu cầu bê tông cho dự án như: cọc nhổi đường kính lớn D1500 cho móng cầu dẫn và D2500 cho móng cầu chính, cường độ C30-C35 MPa, độ sụt 20+/-2 cm. Mỗi cọc nhồi có khối lượng bê tông lớn đến 700-800m3, móng trụ cầu C40 Mpa, trụ cầu, dầm cầu chính: C50 Mpa.

Do dự án không đủ nguồn cát tự nhiên có module FM>2.3, phải dùng thêm nguồn cát nghiền (crushed sand) để đảm bảo độ lớn của cát theo đúng tiêu chuẩn. Do đó, tính linh động của bê tông khi dùng cát nghiền cần phải được đảm bảo để phục vụ an toàn cho công tác thi công.

Ngoài ra, điều kiện thi công bắc qua sông lớn, mùa mưa kéo dài nên phải triển khai tiến độ gấp rút vào mùa khô, mỗi khối đổ bê tông có khối lượng lớn, đảm bảo cung cấp bê tông liên tục khi thi công... Trong điều kiện đặc biệt khó khăn này, dự án phải huy động 2 trạm bê tông nổi trên sà lan (90m3/hx2).

Đáp ứng yêu cầu đặc thù

Để đáp ứng yêu cầu đặc thù của từng dự án, sự khắt khe của các nhà thầu chuyên nghiệp nước ngoài và trong nước, tại dự án cầu Phú Mỹ, đối với bê tông cho cọc nhồi, sàn, trụ cầu, Xi măng INSEE Việt Nam đã cung cấp sản phẩm xi măng INSEE Easy Flow (IEF), tuân theo Tiêu chuẩn ASTM C1157 loại GU (general use) và TCVN 6260:2009, có đặc tính về độ linh động, tính công tác tốt, cường độ sớm cao, đã được dùng cho hạng mục sàn trụ cầu; giúp cho nhà thầu đảm bảo tiến độ thi công, đáp ứng chu kì xoay vòng ván khuôn 5 ngày một module cho các nhịp sàn và di chuyển ván khuôn đến các vị trí tiếp theo. 

Cầu Cao Lãnh

Ngoài ra, nguy cơ xảy ra phản ứng kiềm - cốt liệu là một trong những nguyên nhân gây ra hư hỏng cấu kiện bê tông theo thời gian, việc sử dụng xi măng IEF có hàm lượng kiềm tương đương rất thấp, giúp góp phần hạn chế phản ứng này và phù hợp với nhiều loại cốt liệu (cát, đá) cho bê tông.
Đối với các đài cọc lớn, kết nối các trụ và hệ thống cọc nhồi bên dưới, Xi măng INSEE Việt Nam đã cung cấp giải pháp xi măng INSEE Mass Pour (IMP), tuân theo Tiêu chuẩn ASTM C1157 loại LH, có đặc tính đặc biệt là nhiệt thủy hóa rất thấp, góp pần làm giảm nhiệt lượng gia tăng trong các khối bê tông lớn của đài cọc, giúp hạn chế rủi ro gây ra ứng suât nhiệt và kiểm soát nhiệt độ bê tông tối đa (T max) là các yếu tố gây ra nứt cho bê tông khối lớn, là nguyên nhân đe dọa kết cấu vững chắc của cầu.

Còn đối với dự án cầu Cao Lãnh, Xi măng INSEE Việt Nam đã cung cấp sản phẩm INSEE Easy Flow (IEF) tuân theo tiêu chuẩn ASTM C1157 loại GU cho những hạng mục của dự án yêu cầu tính công tác tốt, tương thích tốt với cát nghiền, cường độ sớm cao, hạn chế tách nước và hạn chế nguy cơ phản ứng kiềm - cốt liệu để phòng tránh nứt dẩn đến các phá hủy gây hại độ bền bê tông cầu.

Tại dự án cầu Cao Lãnh, Xi măng INSEE Việt Nam còn bổ sung nhiều giải pháp hậu cần ưu việt khi linh động cung cấp xi măng qua hệ thống sà lan bồn trên sông với khối lượng lưu trữ lớn, như là một silo dự phòng cho các khối đổ bê tông lớn và liên tục cho các cọc nhổi. Vào những lúc cao điểm, Xi măng INSEE Việt Nam đã cung cấp tới 6.000 tấn xi măng mỗi tháng cho công trình này bằng sà lan bồn.

Xu hướng tất yếu về công nghệ xây dựng thân thiện môi trường

Việc phát triển các loại vật liệu xi măng cũng đồng thời phải đáp ứng được xu hướng công nghệ xây dựng hiện đại, đáp ứng tốt những đặc thù của các dự án cầu đường khi đi qua khu vực đất yếu, dễ lún sụt gây hư hỏng kết cấu mặt đường và đầu cầu.

Với sự gia tăng của xu hướng dùng cọc xi măng đất cho các công trình giao thông nhờ vào tiến độ thi công nhanh, đảm bảo chất lượng và chi phí phù hợp, cọc xi măng đất trở thành một giải pháp phổ biến cho gia cố nền đất yếu trong ngành giao và các công trình xây dựng khác.

Nắm bắt xu hướng này, Xi măng INSEE Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm xi măng Xỉ lò cao INSEE Stable Soil (ISS) theo tiêu chuẩn TCVN 4316:2013 vào năm 2010, đáp ứng xu hướng dùng cọc xi măng đất cho các công trình giao thông. ISS là sản phẩm hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm xi măng truyền thống, có đặc tính tương thích tốt với đất sét, bùn để tăng cường độ cọc đất xi măng; tương thích nhiều loại đất, khả năng cung ứng lớn. Sản phẩm đã ứng dụng thành công trong nhiều dự án trọng điểm.

ISS là sản phẩm thân thiện môi trường vì được sản xuất từ việc tận dụng nguồn vật liệu tái chế xỉ lò cao của ngành công nghiệp thép. ISS đạt chứng nhận cao nhất của Hiệp hội Công trình xanh Singapore Green Mark, đăng kí thành công chứng nhận EPD quốc tế (Environmetal Product Declaration), góp phần giảm phát thải CO2.

Đa dạng hóa kinh doanh, không ngừng cải thiện và đổimới hoạt động, luôn tiếp cận công nghệ sản xuất mới, hiện đại để cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu công nghệ xây dựng của các công trình hiện đại là xu hướng phát triển bền vững tất yếu của những nhà sản xuất vật liệu xi măng hàng đầu Việt Nam và trên thế giới. Cách hoạt động này đã giúp Xi măng INSEE Việt Nam luôn đồng hành với những công nghệ xây dựng mới, hiện đại, thân thiện với môi trường.

 

Từ khóa xi măng
Bình luận