Tái chế cánh tua-bin gió: Giải pháp bên vững cho hạ tầng giao thông

09:28 15/02/2025
Tua-bin gó mang lại đóng góp quan trọng trong việc phát triển năng lượng tái tạo, nhưng bài toán xử lý cánh quạt sau khi chúng hết vòng đời vẫn là thách thức lớn.
Tái chế cánh tua-bin gió: Giải pháp bên vững cho hạ tầng giao thông
Các giải pháp tái chế cánh tua-bin gió sẽ mang lại những lợi ích lớn lao.

Một nhóm nghiên cứu tại Viện Vật lý Hóa học Lan Châu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc mới đây đã phát triển một phương pháp sáng tạo: tái chế cánh quạt tua-bin gió đã qua sử dụng thành nhựa đường, ứng dụng vào xây dựng hạ tầng giao thông.

Hầu hết các bộ phận của tua-bin gó, như vỏ, nacelle (vỏ bọc máy phát điện) và các bộ phận kim loại, đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Tuy nhiên, cánh quạt tua-bin, vốn được làm từ sợi thủy tinh, lại đặc biệt khó tái chế do tính chất nhẹ, bền và chống chịu tác động môi trường.

Theo Phòng Thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) tại Denver, Colorado, tính riêng tại Hoa Kỳ, dự báo sẽ có từ 3.000 đến 9.000 cánh tua-bin ngừng hoạt động hàng năm trong vòng 5 năm tới, và con số này có thể tăng lên 10.000 đến 20.000 mỗi năm cho đến 2040. Khi nhìn ra toàn cầu, nhất là tại châu Âu và Trung Quốc - hai khu vực dẫn đầu về số lượng tua-bin gió thì vấn đề xử lý cánh quạt càng trở nên cấp bách.

Trước bài toán khó, nhóm nghiên cứu đã áp dụng quy trình nghiền nát và xử lý hóa học các cánh tua-bin cũ, biến chúng thành vật liệu trộn vào nhựa đường và bê tông xi măng. Vào tháng 9/2024, nhóm đã phối hợp với một công ty xây dựng ứng dụng thử nghiệm kỹ thuật này trên một đoạn đường cao tốc Qingfu tại Lan Châu. Sau 5 tháng theo dõi, tuyến đường không xuất hiện vết nứt hoặc lún sắc, chứng tỏ đây là một giải pháp khả thi.

Các nỗ lực tái chế cánh tua-bin gó trên thế giới đang gia tăng. Chẳng hạn, Công ty Global Fiberglass Solutions ở Washington biến cánh quạt thành viên nhựa gia cố, Veolia sử dụng cánh quạt để thay thế nguyên liệu trong sản xuất xi măng, hay Carbon Rivers ở Tennessee thu hồi sợi thủy tinh bằng nhiệt phân.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tìm kiếm những cách tiếp cận khác như sử dụng nhựa hòa tan nhanh hoặc nhựa nhiệt dẻo tái chế. Tuy nhiên, trên chặng đường dài, nhóm nghiên cứu Lan Châu hy vọng đánh dấu hướng đi bền vững, giúp giải quyết vấn đề môi trường và góp phần vào bảo đảm chất lượng hạ tầng giao thông tương lai.

Bình luận